LSO- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội không chỉ thể hiện qua các mặt kinh tế, xã hội như: số hộ được vay vốn đầu tư sản xuất, số lao động nông thôn được tạo việc làm, tỷ lệ hộ nghèo giảm… mà còn thể hiện ở việc quản lý vốn, có nghĩa là đảm bảo mục đích sử dụng vốn, thu nợ, thu lãi đạt cao và nợ quá hạn thấp. Vì vậy, để các chương trình vốn ưu đãi thực sự phát huy hiệu quả, Ngân hàng Chính sách tỉnh đã đặc biệt quan tâm công tác quản lý nguồn vốn từ cơ sở, luôn đảm bảo vốn vay quay vòng cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Giao dịch tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnhQua địa bàn các huyện Văn Quan, Lộc Bình, Chi Lăng… đâu đâu chúng ta cũng thấy các cơ sở sản xuất gạch, đá, phong trào chăn nuôi lợn, trồng rừng… mở rộng quy mô hơn; cơ giới hóa ngày càng mạnh mẽ: máy cày, máy tuốt lúa, máy xay xát… góp phần giảm thiểu sức lao động cho con...
LSO- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội không chỉ thể hiện qua các mặt kinh tế, xã hội như: số hộ được vay vốn đầu tư sản xuất, số lao động nông thôn được tạo việc làm, tỷ lệ hộ nghèo giảm… mà còn thể hiện ở việc quản lý vốn, có nghĩa là đảm bảo mục đích sử dụng vốn, thu nợ, thu lãi đạt cao và nợ quá hạn thấp. Vì vậy, để các chương trình vốn ưu đãi thực sự phát huy hiệu quả, Ngân hàng Chính sách tỉnh đã đặc biệt quan tâm công tác quản lý nguồn vốn từ cơ sở, luôn đảm bảo vốn vay quay vòng cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh.
Giao dịch tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh
Qua địa bàn các huyện Văn Quan, Lộc Bình, Chi Lăng… đâu đâu chúng ta cũng thấy các cơ sở sản xuất gạch, đá, phong trào chăn nuôi lợn, trồng rừng… mở rộng quy mô hơn; cơ giới hóa ngày càng mạnh mẽ: máy cày, máy tuốt lúa, máy xay xát… góp phần giảm thiểu sức lao động cho con người. Các phong trào phát triển kinh tế đó đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống của người dân, nhất là người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn. Đóng góp vào kết quả đó, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình triển khai, thực hiện các chương trình tín dụng. Bên cạnh nguồn vốn được cấp thêm hàng năm, vốn thu hồi và vốn huy động là hai nguồn rất quan trọng để đảm bảo cho vay quay vòng, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân, nhất là hộ nghèo. Vì vậy, trong những tháng đầu năm 2011, Ngân hàng đã tăng cường công tác quản lý vốn, thực hiện tốt việc thu nợ, thu lãi; tỷ lệ thu lãi đạt trên 93%, thu nợ đến hạn được 170 tỷ đồng. Cùng với huy động tiết kiệm hộ nghèo đạt trên 8,7 tỷ đồng, Ngân hàng đã kịp thời giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng doanh số giải ngân từ đầu năm đến nay hơn 300 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ các chương trình vốn trên địa bàn đạt trên 1.232 tỷ đồng, với hơn 83 nghìn hộ dân đang sử dụng vốn.
Công tác quản lý vốn đã góp phần đảm bảo an toàn nguồn vốn ở cơ sở, tiếp tục có vốn để cho vay mới phát triển sản xuất kinh doanh trong dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số xã, thị trấn sử dụng vốn chưa hiệu quả, nợ quá hạn hiện vẫn còn trên 9,8 tỷ đồng, thu nợ, thu lãi suất đến hạn ở một số tổ không đạt. Nguyên nhân của tồn tại đó là do nhận thức, ý thức sử dụng vốn của người dân còn hạn chế, các tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thực hiện tốt quy trình ủy thác từ ngân hàng… Mặc dù thực trạng đó không phổ biến, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến mục đích, hiệu quả sử dụng vốn. Ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho biết: Hiện nay, trên 95% dư nợ cho vay là thực hiện thông qua ủy thác các tổ chức chính trị xã hội. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay quay vòng, song song với công tác phối hợp cùng các tổ chức hội tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người dân, thực hiện nghiêm túc công tác bình xét đối tượng vay, Ngân hàng chú trọng phát huy vai trò của các tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản, khối phố. Các tổ được rà soát, kiểm tra, đánh giá hoạt động thường xuyên để kịp thời tập huấn nâng cao năng lực hoạt động, kiện toàn tổ, khắc phục những hạn chế, yếu kém. Từ đó, việc giám sát sử dụng vốn sát sao, đôn đốc thu nợ, thu lãi hàng tháng được thực hiện đầy đủ, đồng thời những vi phạm về mục đích sử dụng vốn, đối tượng vay… sẽ được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Ngoài vai trò đó, tăng cường củng cố các tổ tiết kiệm và vay vốn còn góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động người dân gửi tiền tiết kiệm thông qua các tổ. Cùng với nguồn vốn huy động, vốn ở cơ sở được đảm bảo an toàn sẽ tạo nguồn vốn dồi dào cho vay luân phiên trong phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân.
Lâm Như
Ý kiến ()