LSO- Cùng với công tác giải ngân cho vay vốn, công tác đôn đốc thu nợ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng, đẩy mạnh hiệu quả kinh tế, xã hội trong dân. Chính vì vậy, trong những tháng đầu năm, bên cạnh tích cực giải ngân cho vay các chương trình vốn, chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã tăng cường các giải pháp tuyên truyền, phối hợp với các ban, ngành nhằm đôn đốc thu nợ, đảm bảo an toàn nguồn vốn vay quay vòng. Khách hàng trả nợ vay tại điểm giao dịch thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc)Trong những tháng đầu năm 2012, công tác đôn đốc thu nợ đã được Ngân hàng triển khai tới các phòng giao dịch, yêu cầu các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương và các ngành liên quan cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 06/CT-UBND, ngày 13/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc nâng cao năng lực và hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ trên...
LSO- Cùng với công tác giải ngân cho vay vốn, công tác đôn đốc thu nợ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng, đẩy mạnh hiệu quả kinh tế, xã hội trong dân. Chính vì vậy, trong những tháng đầu năm, bên cạnh tích cực giải ngân cho vay các chương trình vốn, chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã tăng cường các giải pháp tuyên truyền, phối hợp với các ban, ngành nhằm đôn đốc thu nợ, đảm bảo an toàn nguồn vốn vay quay vòng.
Khách hàng trả nợ vay tại điểm giao dịch thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc)
Trong những tháng đầu năm 2012, công tác đôn đốc thu nợ đã được Ngân hàng triển khai tới các phòng giao dịch, yêu cầu các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương và các ngành liên quan cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 06/CT-UBND, ngày 13/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc nâng cao năng lực và hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn. Một loạt những giải pháp như: đánh giá các khoản nợ, tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, ban, ngành hữu quan… đã được ngân hàng quán triệt thực hiện. Từ huyện đến các xã, phường, thị trấn, thành phố đều đã thành lập được Ban xử lý thu hồi nợ quá hạn, đến nay đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án và công an đã quan tâm xử lý những vụ việc ngân hàng yêu cầu. Điển hình như Công an huyện Bắc Sơn đã hỗ trợ phòng giao dịch huyện Bắc Sơn đôn đốc thu nợ quá hạn được trên 130 triệu đồng, công an huyện Chi Lăng, Cao Lộc tích cực hỗ trợ thu hồi những khản nợ xâm tiêu, Thi hành án thành phố giúp thu một số nợ nhận bàn giao từ kho bạc… Đến nay doanh số thu nợ được hơn 60 tỷ đồng. Nguồn vốn thu hồi đã được giải ngân cho vay lại, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân, nhất là hộ nghèo.
Tuy nhiên, nợ quá hạn những tháng đầu năm trong hệ thống ngân hàng chính sách vẫn tăng, hiện ở mức hơn 12,5 tỷ đồng, chiếm 0,86% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn nhiều nhất là chương trình hộ nghèo, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng là do các hộ gặp rủi ro trong phát triển sản xuất, lao động về nước trước thời hạn do không có việc làm, gặp khó khăn đột xuất và một số hộ chây ỳ, không chấp hành trả nợ… Mặt khác, một số tổ chức hội ở cơ sở, Ban giảm nghèo cấp xã vẫn chưa quyết liệt trong công tác thu nợ. Ông Vi Mạnh Thùy, Trưởng phòng kế hoạch nguồn vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho biết, đơn vị đang phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 0,6%, tăng tỷ lệ thu lãi. Để làm được điều đó, Ngân hàng đã quán triệt mạnh mẽ về thực hiện những giải pháp thu nợ trong toàn hệ thống giao dịch và các tổ chức hội nhận ủy thác vốn ở các cấp. Trong đó, tổ chức phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng theo định kỳ, tiếp tục rà soát đánh giá lại nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, nợ lãi tồn đọng để sớm có giải pháp, kế hoạch xử lý thu hồi theo quy định, đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn thực hiện việc xử lý thu hồi các trường hợp vay ké, xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát cơ sở của Ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Đặc biệt, Ngân hàng chú trọng vai trò đôn đốc thu nợ của các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở. Hiện, trên cơ sở quán triệt, chỉ đạo của Ngân hàng và tổ chức hội cấp trên, các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đã tiến hành kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn, có đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của từng tổ viên. Đồng thời, các tổ tích cực đốc thúc đối với các khoản nợ quá hạn, thường xuyên nhắc nhở, thông báo đối với các khoản nợ sắp đến hạn để các hộ vay chuẩn bị trước, chấp hành trả nợ đúng hạn.
Lâm Như
Ý kiến ()