Chủ nhật, 24/11/2024 22:35 [(GMT +7)]
Ngăn chặn vi phạm lâm luật ở Bắc Sơn: Cuộc chiến chưa hồi kết
Thứ 4, 06/04/2011 | 15:25:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Diện tích trồng rừng của Bắc Sơn thời gian qua tiếp tục tăng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được chú trọng… Hiện địa phương đang tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), các xã đã duy trì chế độ thường trực chỉ huy PCCCR 24/24 giờ. Tuy nhiên, trên địa bàn vi phạm lâm luật v ẫ n xảy ra , và để ngăn chặn tận gốc các “đao phủ của rừng” , lực lượng chức năng đã vào cuộc, nhưng cuộc chiến này chưa biết đến khi nào mới có hồi kết.
Thời điểm năm 2010, lực lượng công an huyện Bắc Sơn đã thực hiện tháng cao điểm ra quân tấn công các loại tội phạm đặc biệt là hành vi vi phạm Lâm luật. Sau một tháng, Công an huyện Bắc Sơn đã tịch thu hơn 23m 3gỗ các loại, xử phạt vi phạm hành chính gần 68 triệu đồng. Số lượng gỗ này mới chỉ là một phần nhỏ trong hàng trăm m 3gỗ đang được các đầu nậu gỗ vận chuyển về các địa phương phía sau. Thượng tá Thiều Quang Tĩnh, Trưởng Công an huyện Bắc Sơn khẳng định: Thực hiện các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm đặc biệt là các hành vi vi phạm về lâm luật luôn là công tác thường xuyên mà Công an huyện đã thực hiện. Tuy nhiên việc ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành các cấp và hơn cả là ý thức của mỗi người – và đây chính là “nút thắt” trong công tác phòng chống các hành vi vi phạm lâm luật.
Thực tế, cơ quan Công an và Kiểm lâm là hai lực lượng chính trong việc ngăn chăn tình trạng khai thác, vận chuyển, tàng trữ và buôn bán gỗ trái phép. Nhưng hiện hai lực lượng năng này quá mỏng, trong khi địa hình quản lý tại địa bàn rộng, giao thông nhiều nơi không thuận lợi dẫn đến công tác kiểm tra, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó một số xã, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ rừng, công tác tuyên truyền, vận động phần đa chỉ ở mức hô hào, chưa có biện pháp cụ thể ngăn chặn việc khai thác lâm sản từ chính người dân đặc biệt là chưa có hình thức xử lý từ cấp thôn, bản nên tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn tồn tại. Minh chứng cho cuộc chiến chưa có hồi kết này là, chỉ tính từ đầu năm 2011 đến nay, các hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản, động vật trái phép trên địa bàn huyện Bắc Sơn vẫn diễn ra khá phức tạp. Các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện đã chủ đã phát hiện, xử lý 30 vụ vi phạm, tịch thu 7,46m 3gỗ các loại, trong đó có 44 chiếc thớt nghiến quy đơn.
Theo cán bộ lâm nghiệp, đ ể có được 1m 3thành phẩm thì sẽ có khoảng 3m 3gỗ xung quanh nơi khai thác và các loại cây rừng khác đã bị tàn phá. Những người đi xẻ gỗ và vận chuyển thuê cho các đầu nậu đều là nông dân tranh thủ lúc nông nhàn kiếm tiền thêm thu nhập cho gia đình, các ông chủ đầu nậu thì giấu mặt do vậy việc ngăn chặn các hành vi khai thác vận chuyển lâm sản trái phép rất khó ngăn chặn được từ gốc. Tuy chưa thành điểm nóng về khai thác, buôn bán lâm sản trái phép nhưng tình trạng này vẫn âm ỉ diễn ra ở một số xã trên địa bàn huyện tập trung tại các xã Vũ Lễ, Tân Tri, Chiến Thắng, Nhất Tiến, Trấn Yên… đây là những xã giáp ranh với các huyện bạn như huyện Hữu Lũng, huyện Văn Quan, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên nên rất khó kiểm soát, mặc dù các ngành chức đã liên tục tổ chức các đợt cao điểm tiến hành tuần tra kiểm soát. Đặc biệt, tại khu vực xã Chiến Thắng giáp ranh với xã Tân Tri các chủ đầu nậu đã thu mua gỗ từ xã Nghinh Tường (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) vận chuyển bằng các con đường mòn qua xã Tân Tri, rồi lợi dụng lòng hồ Hương Cốc đóng bè mảng vận chuyển gỗ về xã Chiến Thắng, bằng hình thức này các ngành chức năng đã gặp rất nhiều khó khăn, vì khi được quần chúng nhân dân báo và lực lượng chức năng tới thì gỗ đã được vận chuyển đi nơi khác hoặc chủ số gỗ trên đã bỏ chạy nên chỉ thu được gỗ diện vô chủ. Hiện, chưa có xã nào đưa ra con số thống kê chính xác số lượng “đao phủ của rừng” đang cư ngụ trên địa bàn mình .
Để ngăn chặn kịp thời tình trạng xâm hại tài nguyên rừng và tránh diễn biến phức tạp có thể hình thành các “điểm nóng”, lực lượng công an và kiểm lâm đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể như: xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra phá rừng để bố trí lực lượng sẵn sàng ứng phó. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, ngăn chặn triệt để các hành vi phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua, bán trái pháp luật lâm sản trên địa bàn huyện. Rà soát, phân loại đối tượng thường xuyên vi phạm để có phương án phối hợp với chính quyền địa phương và ngành chức năng giải quyết triệt để, đặc biệt là các đầu nậu, chủ đường dây buôn bán trái pháp luật lâm sản. Biện pháp thì đã có, nhưng để ngăn chặn triệt để tình trạng vi phạm Lâm luật, vận chuyển và buôn bán lâm sản trái phép vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()