Cứu nạn vụ tai nạn xe khách thảm khốc tại cầu Sê-rê-pốc (Đác Lắc) ngày 17-5 vừa qua. Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, đau lòng đã xảy ra trên địa bàn cả nước. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra lúc đêm tối, sáng sớm, trời mưa và ở khu vực đèo dốc, lý do chủ yếu do lái xe chủ quan, phóng nhanh, vượt ẩu, chất lượng xe không bảo đảm an toàn.Vụ tai nạn kinh hoàng tại cầu Sê-rê-pốc (Đác Lắc) xảy ra vào lúc 22 giờ 30 ngày 17-5 vừa qua đã khiến 36 người chết và hơn 20 người bị thương. Khi qua cầu Sê-rê-pốc, xe khách BKS 47V - 2371 đã bất ngờ tông thẳng vào lan can cầu, rơi và lật úp sát mép sông Sê-rê-pốc. Đây là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng, nhưng qua thông tin của những nạn nhân sống sót kể lại, vụ tai nạn kinh hoàng này có nguyên nhân giống nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trước đó: chất lượng xe không...
Cứu nạn vụ tai nạn xe khách thảm khốc tại cầu Sê-rê-pốc (Đác Lắc) ngày 17-5 vừa qua. |
Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, đau lòng đã xảy ra trên địa bàn cả nước. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra lúc đêm tối, sáng sớm, trời mưa và ở khu vực đèo dốc, lý do chủ yếu do lái xe chủ quan, phóng nhanh, vượt ẩu, chất lượng xe không bảo đảm an toàn.
Vụ tai nạn kinh hoàng tại cầu Sê-rê-pốc (Đác Lắc) xảy ra vào lúc 22 giờ 30 ngày 17-5 vừa qua đã khiến 36 người chết và hơn 20 người bị thương. Khi qua cầu Sê-rê-pốc, xe khách BKS 47V – 2371 đã bất ngờ tông thẳng vào lan can cầu, rơi và lật úp sát mép sông Sê-rê-pốc. Đây là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng, nhưng qua thông tin của những nạn nhân sống sót kể lại, vụ tai nạn kinh hoàng này có nguyên nhân giống nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trước đó: chất lượng xe không bảo đảm an toàn, chở quá số người quy định, lái xe chủ quan, xử lý tình huống kém. Chiều 16-5, trên tuyến quốc lộ 1A (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cũng xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe tải làm hai người chết, 17 người bị thương. Ngày 1-3, một vụ tai nạn thảm khốc khác là vụ xe khách 16 chỗ, BKS 82 B – 00096 chở 19 hành khách từ Ngọc Hồi (Kon Tum) đi At-ta-pư (Lào) bị lật, khiến 13 người chết và sáu người bị thương nặng. Ngày 23-2, tại tỉnh Bô-ly-khăm-xay (Lào), xe ô-tô BKS UN2-4099 chở gần 50 hành khách từ Nghệ An sang Lào cũng gặp nạn, làm ba người chết, 13 người bị thương.
Những vụ tai nạn xe khách thương tâm xảy ra liên tiếp thời gian gần đây là hồi chuông cảnh báo, cho thấy đã đến lúc cần siết chặt hơn nữa các quy định, điều kiện kinh doanh xe ô-tô vận tải khách để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện có tới hơn 80% số doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải bằng ô-tô quy mô rất nhỏ, dưới mười đầu xe, quản trị DN sơ sài, điều hành lỏng lẻo, ảnh hưởng tiêu cực chất lượng dịch vụ và công tác bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Tổng cục đã dự thảo đề nghị cấp trên sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô nhằm siết chặt hoạt động của các DN theo hướng kiện toàn các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ. Nghị định 91/2009/NĐ-CP sau hơn hai năm thực hiện đã góp phần cải thiện trật tự vận tải, công tác bảo đảm ATGT trên cả nước. Tuy nhiên, qua kiểm tra và phản ánh của các đơn vị vận tải, việc triển khai nghị định đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Nhiều quy định của nghị định đang tạo khe hở cho các DN hoạt động đối phó, khó đáp ứng được mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý đối với công tác ATGT của các DN vận tải. Một số chủ DN chỉ quan tâm lợi nhuận mà “quên lãng” việc bảo đảm ATGT, cũng như quan tâm tới lái xe. Do các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hiện nay có nhiều nội dung chưa thật chi tiết, cho nên hoạt động của các DN manh mún theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Theo các chuyên gia giao thông, muốn làm được điều này, ngoài việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2009/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô-tô hiện nay theo cơ chế thị trường. Tổng cục Đường bộ đang dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT), trong đó tập trung vào các quy định cụ thể về quy mô phương tiện, điều chỉnh cự ly tuyến,… đồng thời ban hành bổ sung bộ tiêu chuẩn chất lượng vận tải và ATGT. Bên lề hội nghị trực tuyến về công tác ATGT quý I-2012 với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Để thực hiện mục tiêu giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, việc tổ chức lại công tác quản lý nhà nước về ATGT cần phải được đặt ra, trên tinh thần ai vi phạm phải xử lý nghiêm, cơ sở nào vi phạm phải bị đình chỉ. Đại diện Ban ATGT các tỉnh, thành phố đều kiến nghị với Bộ GTVT, Chính phủ sớm sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan giao thông theo hướng tăng nặng hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ; như thế mới có thể lập lại trật tự hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô-tô. Rõ ràng, việc siết chặt hoạt động kinh doanh ngành nghề này hiện nay là yêu cầu bức thiết, muộn còn hơn không, nhằm tránh hiện tượng “mất bò mới lo làm chuồng”.
Để chấn chỉnh tình trạng tai nạn nghiêm trọng do xe khách gây nên, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm trật tự ATGT, các DN kinh doanh vận tải cần rà soát, bổ sung những nội dung về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô-tô vào phương án kinh doanh vận tải, trong đó phải bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa… Lái xe, nhân viên phục vụ cần ký hợp đồng lao động với đơn vị vận tải, bố trí đủ lái xe và nhân viên theo phương án kinh doanh đã được phê duyệt. Bố trí người có đủ trình độ chuyên môn, có thời gian cần thiết để điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh vận tải…
Vận tải hành khách là loại hình kinh doanh mang tính đặc thù và có điều kiện. Do đó, Chính phủ, Bộ GTVT đã có nhiều chính sách quản lý nhằm mục đích thiết lập lại trật tự trong kinh doanh vận tải hành khách, đưa ngành vận tải hành khách từ quản lý nhỏ lẻ, phân tán sang quản lý tập trung có tính chuyên nghiệp cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại cho nhân dân và nhất là bảo đảm trật tự ATGT.
Theo Nhandan
Ý kiến ()