Trần lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng ở mức 9%/năm, còn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định trên cơ sở cung - cầu thị trường. Tuy nhiên những ngày qua, trên thị trường xuất hiện một số TCTD triển khai một số sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt, tiền gửi lãi suất bậc thang áp dụng cho kỳ hạn gửi tiền thực tế. Một số TCTD nhận tiền gửi kỳ hạn hơn 12 tháng và cho phép người gửi tiền hưởng lãi suất hơn 12 tháng khi rút trước hạn (sau một tháng hoặc ba tháng...). Đây là những hành vi vi phạm quy định về lãi suất của NHNN, cần phải được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.Theo ghi nhận trên thị trường, hiện nay mặt bằng lãi suất kỳ hạn dài (hơn 12 tháng) tại các ngân hàng phổ biến dao động từ 11 đến 12,5%/năm. Tuy nhiên, bên cạnh những ngân hàng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của NHNN, đã xuất hiện một vài TCTD manh nha tái diễn tình trạng...
Trần lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng ở mức 9%/năm, còn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định trên cơ sở cung – cầu thị trường. Tuy nhiên những ngày qua, trên thị trường xuất hiện một số TCTD triển khai một số sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt, tiền gửi lãi suất bậc thang áp dụng cho kỳ hạn gửi tiền thực tế. Một số TCTD nhận tiền gửi kỳ hạn hơn 12 tháng và cho phép người gửi tiền hưởng lãi suất hơn 12 tháng khi rút trước hạn (sau một tháng hoặc ba tháng…). Đây là những hành vi vi phạm quy định về lãi suất của NHNN, cần phải được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.
Theo ghi nhận trên thị trường, hiện nay mặt bằng lãi suất kỳ hạn dài (hơn 12 tháng) tại các ngân hàng phổ biến dao động từ 11 đến 12,5%/năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những ngân hàng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của NHNN, đã xuất hiện một vài TCTD manh nha tái diễn tình trạng lách trần lãi suất theo kiểu gửi kỳ hạn dài lĩnh lãi ngắn. Một trong những “thủ thuật” dễ nhận thấy nhất, đó là, ngân hàng cho phép khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn hơn 12 tháng để hưởng lãi suất cao (cá biệt có ngân hàng áp dụng mức 14%/năm). Nhưng sau ba tháng khách hàng có thể đến rút sổ tiết kiệm mà vẫn hưởng được mức lãi suất cao (14%/năm). Để hợp thức hóa mức lãi suất này, thay vì khách hàng làm thủ tục rút tiền, ngân hàng đó sẽ làm hợp đồng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm khách hàng đang gửi với lãi suất 14%/năm kỳ hạn chín tháng. Khi đó, ngân hàng sẽ giữ sổ tiết kiệm của khách hàng, trả số tiền bằng số tiền khách hàng đã gửi ngân hàng cộng lãi suất 14%/năm, sau chín tháng ngân hàng sẽ làm thủ tục tất toán bù trừ sổ tiết kiệm. Hình thức này thông thường được diễn ra dưới sự tư vấn, thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Trước những diễn biến của thị trường như vậy, vừa qua, NHNN đã khẳng định, đây là những hành vi vi phạm quy định của Thống đốc NHNN về lãi suất áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại TCTD.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng yêu cầu các TCTD không được cung cấp dưới mọi hình thức các sản phẩm tiền gửi nhằm tránh các quy định về lãi suất tại Thông tư số 19/2012/TT-NHNN và Thông tư số 04/2011/TT-NHNN. Các ngân hàng phải công bố công khai các quy định về tiền gửi trong hệ thống của mình tại các địa điểm huy động vốn theo quy định tại Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160 ngày 13-9-2004, niêm yết rõ các mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi rút trước hạn, các mức phí phạt (nếu có) đối với tiền gửi rút trước hạn và trường hợp áp dụng, thời hạn tối thiểu người gửi tiền phải thông báo trước khi có nhu cầu rút tiền trước hạn, mức thu phí đối với các dịch vụ liên quan đến tiền gửi…
NHNN cũng yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về lãi suất tiền gửi. Trường hợp cần thiết, tiến hành ngay việc kiểm tra, thanh tra toàn diện hoạt động đối với TCTD vi phạm. Đồng thời, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các TCTD vi phạm quy định của pháp luật về lãi suất tiền gửi, báo cáo Thống đốc NHNN kết quả xử lý.
Theo Nhandan
Ý kiến ()