Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov hôm qua (1/7) đã cho biết, nước này có kế hoạch thành lập hai lữ đoàn quân sự đặc biệt để triển khai ở Bắc Cực. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ bảo vệ mạnh mẽ cho các lợi ích của họ trong khu vực.Theo các hãng tin của Nga, hai lữ đoàn sắp được thành lập có thể sẽ được triển khai tại Murmansk, Arkhangelsk hoặc các khu vực khác ở Bắc Cực.Bộ trưởng Serdyukov cho hay, Nga đã nghiên cứu các lực lượng đặc nhiệm ở Bắc Cực của Phần Lan, Na-uy và Thụy Điển. "Bộ Tổng tham mưu quân đội đang nỗ lực để hoàn thiện kế hoạch thiết lập hai đơn vị như thế," hãng tin Itar-Tass trích lời ông Serdyukov cho biết.Theo lời ông Serdyukov, Bộ Quốc phòng Nga vẫn đang ở trong giai đoạn vạch kế hoạch, gồm việc định hình chi tiết về lữ đoàn như con số binh lính là bao nhiêu, vũ khí như thế nào và căn cứ sẽ đóng tại đâu. Tuy nhiên, một lữ đoàn thường phải bao...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov hôm qua (1/7) đã cho biết, nước này có kế hoạch thành lập hai lữ đoàn quân sự đặc biệt để triển khai ở Bắc Cực. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ bảo vệ mạnh mẽ cho các lợi ích của họ trong khu vực.
Theo các hãng tin của Nga, hai lữ đoàn sắp được thành lập có thể sẽ được triển khai tại Murmansk, Arkhangelsk hoặc các khu vực khác ở Bắc Cực.
Bộ trưởng Serdyukov cho hay, Nga đã nghiên cứu các lực lượng đặc nhiệm ở Bắc Cực của Phần Lan, Na-uy và Thụy Điển. “Bộ Tổng tham mưu quân đội đang nỗ lực để hoàn thiện kế hoạch thiết lập hai đơn vị như thế,” hãng tin Itar-Tass trích lời ông Serdyukov cho biết.
Theo lời ông Serdyukov, Bộ Quốc phòng Nga vẫn đang ở trong giai đoạn vạch kế hoạch, gồm việc định hình chi tiết về lữ đoàn như con số binh lính là bao nhiêu, vũ khí như thế nào và căn cứ sẽ đóng tại đâu. Tuy nhiên, một lữ đoàn thường phải bao gồm vài nghìn binh lính.
Đây không phải là lần đầu tiên Nga tuyên bố sẽ triển khai quân đội ở vùng Bắc Cực. Năm 2009, Moscow từng thông báo kế hoạch thiết lập một lực lượng quân đội đặc biệt để bảo vệ các quyền lợi của nước này ở Bắc Cực. Động thái này khi đó đã gây lo ngại cho các quốc gia cũng đang tranh chấp chủ quyền tại đây.
Hiện đang có 5 nước gồm Nga, Canada, Mỹ, Na-uy và Đan Mạch đang tranh chấp chủ quyền khu vực Bắc Cực bởi đây là nơi chứa rất nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác.
Cuộc tranh chấp đã trở nên căng thẳng khi các lớp băng tan chảy mở ra triển vọng về những tuyến đường hàng hải mới và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở đây. Các chuyên gia cho biết, một chuyến đi từ Châu Âu đến Châu Á đi qua Bắc Cực sẽ ngắn hơn đi qua kênh đào Panama khoảng 7.408km.
Theo VnMedia
Ý kiến ()