tle=”Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo và triển khai trạm ra-đa mới” on click=”$('#gallery_246995152_1_349581').click(); return false;” href=”ja vasc ript:void(0);”> Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới này có khả năng vượt qua được các hệ thống đánh chặn tên lửa (ảnh: RIAN) – Sáng nay, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới và triển khai thành công hệ thống ra-đa cảnh báo sớm tên lửa.
Theo thông báo của Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Vadim Koval, lúc 10 giờ 15 phút sáng theo giờ địa phương, Lực lượng tên lửa chiến lược của nước này đã phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới từ sân bay vũ trụ Plesetsk tại khu vực Arkhangelsk.
Không nêu cụ thể tên của loại tên lửa mới này, ông Vadim Koval chỉ cho biết tên lửa đã đáp xuống đúng mục tiêu tại khu vực phía tây bán đảo Kamchatka sau khi tách ra từ một bệ phóng di động.
Người phát ngôn cho biết “loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới này nhằm mục tiêu tăng cường khả năng chiến đấu cho Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, bao gồm cả các khả năng vượt qua được các hệ thống đánh chặn tên lửa”.
Ông Vadim cho biết thêm, “Để rút ngắn thời gian phát triển, loại tên lửa này được chế tạo với việc sử dụng tối đa các thành phần hiện có với các yếu tố mới và các công nghệ được phát triển trong suốt quá trình sản xuất các hệ thống tên lửa thế hệ thứ năm”.
Cũng trong ngày hôm nay, Nga đã triển khai thành công ra-đa cảnh báo tên lửa tầm xa Voronezh-M đặt tại khu vực Irkutsk ở Siberi.
Trung tướng Oleg Ostapenko, chỉ huy Lực lượng Không gian vũ trụ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống này đi vào hoạt động lúc 10 giờ 15 phút sáng nay theo giờ địa phương.
Phát biểu tại lễ khánh thành trạm ra-đa Voronezh-M, Trung tướng Oleg Ostapenko nói: “đây là trạm ra-đa duy nhất có các khả năng khổng lồ và là điểm kết nối chính trong việc triển khai các nhiệm vụ chiến lược của chúng ta. Nó đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi hệ thống cảnh báo sớm tên lửa”.
Trung tướng Oleg nói thêm: “Khi hệ thống Voronezh-M thứ hai được xây dựng, chúng ta sẽ không phải phụ thuộc vào hệ thống ra-đa cảnh báo sớm tên lửa Dnepr”.
Với việc giới thiệu trạm ra-đa thứ hai, khả năng phủ sóng của hệ thống này sẽ tăng gấp đôi lên 240 độ, bao phủ một vòng cung từ Ấn Độ tới Mỹ.
Trạm ra-đa mới này cũng có thể được triển khai nhanh chóng hơn tới một địa điểm mới và cần ít nhân lực điều khiển hoạt động hơn so với các trạm ra-đa thế hệ trước đây. Trạm Voronezh-M cũng sử dụng ít hơn 40% năng lượng so với các trạm ra-đa cũ khác.
Đại tướng Viktor Yesin, cựu chỉ huy trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược cho hay trạm ra-đa Voronezh-M mới này có khả năng quét một vùng từ đông bắc nước Mỹ tới Trung Quốc, đồng thời Voronezh-M không nằm trong các cuộc thảo luận về hệ thống phòng thủ tên lửa giữa Nga và NATO.
Voronezh-M có thể phát hiện các mục tiêu đầu đạn từ bán kính 6000km, trong khi hệ thống ra-đa Dnepr chỉ có thể phát hiện mục tiêu trong bán kính 2.500km.
Theo Nhandan
Ý kiến ()