Nga phóng tàu thăm dò lấy mẫu đất trên sao Hỏa
Tên lửa đẩy Zenit-2SB mang theo tàu Phobos-Grunt trên bệ phóng. Ngày 8-11, cơ quan hàng không vũ trụ Nga sẽ phóng một con tàu thăm dò tới sao Hỏa với nhiệm vụ thu thập một mẫu đất đá trên mặt trăng Phobos của hành tinh này. Đây sẽ là sứ mệnh thăm dò liên hành tinh đầu tiên của Nga được thực hiện kể từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, con tàu thăm dò mang tên Phobos-Grunt sẽ được tên lửa đẩy Zenit-2SB đưa vào vũ trụ vào lúc 20 giờ 16 phút (giờ GMT) từ sân bay vũ trụ Baikonur thuộc nước CH Kazakhstan.Cuộc du hành này được thực hiện trong bối cảnh nước Nga đang có kế hoạch đưa người bay lên sao Hỏa trong những thập kỷ tới, có thể là vào những năm 2030. Trong tuần trước, một nhóm tình nguyện sáu người vừa kết thúc một cuộc thử nghiệm kéo dài 520 ngày trong một module bị cách ly nhằm thử nghiệm các tác động vật lý và tâm lý trong một chuyến bay khứ hồi tới sao Hỏa.Từ trước tới nay,...
|
Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, con tàu thăm dò mang tên Phobos-Grunt sẽ được tên lửa đẩy Zenit-2SB đưa vào vũ trụ vào lúc 20 giờ 16 phút (giờ GMT) từ sân bay vũ trụ Baikonur thuộc nước CH Kazakhstan.
Cuộc du hành này được thực hiện trong bối cảnh nước Nga đang có kế hoạch đưa người bay lên sao Hỏa trong những thập kỷ tới, có thể là vào những năm 2030. Trong tuần trước, một nhóm tình nguyện sáu người vừa kết thúc một cuộc thử nghiệm kéo dài 520 ngày trong một module bị cách ly nhằm thử nghiệm các tác động vật lý và tâm lý trong một chuyến bay khứ hồi tới sao Hỏa.
Từ trước tới nay, nước Nga không gặp nhiều may mắn với sao Hỏa. Họ đã gặp phải vô số thất bại trong khi NASA lại đạt được nhiều thành công với các con tàu thăm dò Mariner và Viking. Trong đó, tàu Viking còn hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa.
Vào cuối những năm 1980, Liên bang Xô viết từng phóng đi hai con tàu thăm dò sao Hỏa, cả hai đều được đặt tên là Phobos. Tuy nhiên, con tàu đầu tiên thì không tới được quỹ đạo sao Hỏa, còn con tàu thứ hai thì mất liên lạc ngay sau khi tới đích một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thất bại lớn nhất phải kể đến chuyến bay của con tàu thăm dò Mars-96 được phóng lên vào tháng 11-1996 và bị nổ tung trên biển Thái Bình Dương.
Nhiệm vụ chính của sứ mệnh tàu Phobos-Grunt là mang về một mẫu đất đá từ Phobos, mặt trăng lớn trong số hai mặt trăng của sao Hỏa (mặt trăng còn lại có teên là Deimos). Ngoài ra, con tàu này cũng sẽ giúp Trung Quốc đưa một vệ tinh của nước này có tên là Yinghuo-1 vào quỹ đạo quanh sao Hỏa, sau đó vệ tinh sẽ tự bay quanh quỹ đạo này để khảo sát hành tinh này.
Nếu tất cả mọi việc theo đúng kế hoạch, tàu Phobos-Grunt sẽ tới sao Hỏa vào năm 2012 và sau đó triển khai module hạ cánh của nó xuống Phobos trong năm 2013 trước khi lấy mẫu và quay trở lại Trái Đất vào tháng 8-2014.
Phobos, mặt trăng bay quanh sao Hỏa ở khoảng cách chưa đầy 10.000km, được cho là mặt trăng ở gần hành tinh của nó nhất trong hệ mặt trời và các nhà khoa học hy vọng nó sẽ giúp họ khám phá được nguồn gốc của các hành tinh.
Tàu Phobos-Grunt lẽ ra đã được phóng lên vũ trụ từ năm 2009, tuy nhiên thời hạn này đã bị dời lại đến tận năm 2011, thời điểm phóng thuận tiện nhất khi hành tinh này tương đối gần với Trái Đất, giúp cho chuyến du hành được thuận tiện hơn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()