Theo tin từ Đài Tiếng nói nước Nga, Phó Thủ tướng Nga V. Du-cốp ngày 16-8 cho biết, đến nay Chính phủ Nga đã chi 14 tỷ rúp (khoảng 458 triệu USD) hỗ trợ khoảng 20 khu vực bị thiệt hại do hạn hán hiện nay. Chính phủ dự kiến tiếp tục hỗ trợ đợt hai vào tháng 10 tới, khoảng 35 tỷ rúp, dưới hình thức trợ cấp hoặc tín dụng ưu đãi. Theo ông Du-cốp, đợt nắng nóng bất thường từ giữa tháng 6 vừa qua đã gây hạn hán nghiêm trọng nhất ở nước này trong 30 năm qua, thiệt hại tới gần 30 tỷ rúp.Chính phủ Nga cũng đã ban hành lệnh tạm thời cấm xuất khẩu ngũ cốc, có hiệu lực từ ngày 15-8 đến 31-12 tới, nhằm tránh sự tăng giá lương thực trong nước. Ngoài lúa mì, lệnh cấm xuất khẩu còn áp dụng với các loại hạt mạch đen, đại mạch, ngô và bột mì. Phó Thủ tướng Du-cốp khẳng định, đây là biện pháp bắt buộc và chỉ tạm thời; Chính phủ sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm trong tháng 10 tới, sau khi tổng kết kết quả vụ thu...
Theo tin từ Đài Tiếng nói nước Nga, Phó Thủ tướng Nga V. Du-cốp ngày 16-8 cho biết, đến nay Chính phủ Nga đã chi 14 tỷ rúp (khoảng 458 triệu USD) hỗ trợ khoảng 20 khu vực bị thiệt hại do hạn hán hiện nay. Chính phủ dự kiến tiếp tục hỗ trợ đợt hai vào tháng 10 tới, khoảng 35 tỷ rúp, dưới hình thức trợ cấp hoặc tín dụng ưu đãi. Theo ông Du-cốp, đợt nắng nóng bất thường từ giữa tháng 6 vừa qua đã gây hạn hán nghiêm trọng nhất ở nước này trong 30 năm qua, thiệt hại tới gần 30 tỷ rúp.
Chính phủ Nga cũng đã ban hành lệnh tạm thời cấm xuất khẩu ngũ cốc, có hiệu lực từ ngày 15-8 đến 31-12 tới, nhằm tránh sự tăng giá lương thực trong nước. Ngoài lúa mì, lệnh cấm xuất khẩu còn áp dụng với các loại hạt mạch đen, đại mạch, ngô và bột mì. Phó Thủ tướng Du-cốp khẳng định, đây là biện pháp bắt buộc và chỉ tạm thời; Chính phủ sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm trong tháng 10 tới, sau khi tổng kết kết quả vụ thu hoạch và các nguồn dự trữ ngũ cốc. Hạn hán đã phá hoại hầu hết 11 triệu héc-ta ngũ cốc tại miền trung nước này. Dự báo, sản lượng ngũ cốc năm nay của Nga giảm một phần ba, còn khoảng 60 đến 65 triệu tấn.
* Roi-tơ ngày 16-8 đưa tin, theo các cơ quan dự báo Pa-ki-xtan, trong bốn, năm ngày tới, mưa sẽ tạm ngừng và mực nước đã giảm ở sông In-đút thuộc Pun-giáp, tỉnh đông dân và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lụt lịch sử vừa qua. Tuy nhiên, chính quyền Pa-ki-xtan kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đẩy nhanh công tác cứu trợ hiện được tiến hành quá chậm, khiến hàng triệu người không có nước sạch, thực phẩm và nhà ở. Do thiếu máy bay lên thẳng để đưa hàng hóa cứu trợ tới những vùng xa xôi, lực lượng cứu hộ Pa-ki-xtan đã phải sử dụng các biện pháp thô sơ để chở hàng cứu trợ tới khoảng 150 nghìn người bị mắc kẹt ở Cô-da Xi-rai. Theo thống kê của LHQ, chỉ một phần tư trong số 459 triệu USD cần thiết cho công tác cứu trợ ban đầu được gửi tới. Trong chuyến thăm Pa-ki-xtan hôm 15-8, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun đã kêu gọi các nhà tài trợ nước ngoài đẩy nhanh công tác cứu trợ và cảnh báo sẽ còn nhiều thiệt hại sau lũ lụt, gây khó khăn cho cuộc sống của 10% trong số 170 triệu dân nước này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()