Nga đưa siêu tên lửa RS-28 Sarmat vào trực chiến
Ngày 2-9, hãng thông tấn TASSdẫn lời Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) Yury Borisov cho biết, các hệ thống siêu tên lửađạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat đã được đưa vào trạng thái sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong quân đội Nga. Tuy nhiên, ông Borisov không nêu cụ thể thời điểm tổ hợp này sẽ được triển khai.
TASScũng cho biết, động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hồi tháng 6, Nga sẽ sớm triển khai hệ thống tên lửa Sarmat và mô tả Sarmat là “siêu vũ khí”, khiến kẻ địch phải “suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động”. Đây sẽ là nhân tố chính trong năng lực răn đe hạt nhân của nước này và là lý do để nối lại các cuộc đàm phán thực sự về việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Hệ thống siêu tên lửađạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat. Ảnh: The Times of India |
Theo Cục Thiết kế tên lửa Makeyev – đơn vị phát triển Sarmat, đây là hệ thống tên lửa triển khai từ giếng phóng hiện đại của Nga, được trang bị đạn tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và hệ thống đa đầu đạn, nhằm thay thế dòng R-36M2 Voyevoda vốn hoạt động trong lực lượng tên lửa chiến lược Nga từ năm 1988.
Dự án Sarmat được Nga khởi động năm 2011 và là một trong 6 “siêu vũ khí” được Tổng thống Putin giới thiệu đầu năm 2018. Mỗi quả đạn tên lửa Sarmat dài 35,5m, có đường kính 3m, mang lượng nhiên liệu nặng 178 tấn và đạt tầm bắn trên 18.000km, tức là có thể vươn đến hầu hết mọi địa điểm trên trái đất. Đầu đạn cơ bản của Sarmat mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, được trang bị nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương.
|
Siêu tên lửa RS-28 Sarmat của Nga. Nguồn: Bloomberg Television |
Dự kiến sẽ có 46 hệ thống tên lửa Sarmat được bàn giao cho quân đội Nga, được đặt trong giếng phóng của tên lửa R-36M2 Voyevoda giúp tiết kiệm nguồn lực và thời gian triển khai. Giới chuyên gia nhận định, hệ thống này sẽ trở thành một lá chắn đáng tin cậy cho Nga trong bối cảnh tình hình địa chính trị toàn cầu vô cùng phức tạp.
Theo qdnd.vn
Ý kiến ()