Nga củng cố tiềm lực quân sự hiện đại
Xưởng sản xuất máy bay chiến đấu T-50 thế hệ thứ 5. ( Ảnh: RIA Novosti )Trong chuyến đi thị sát cuộc tập trận tham mưu-chỉ huy chiến lược quy mô lớn Kavkaz - 2012 có hàng nghìn binh sĩ tham gia từ ngày 17 đến 23-9 vừa qua, tại Quân khu phương Nam của Nga, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin tuyên bố, Nga cần tăng cường khả năng quốc phòng và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, vì như ông nêu rõ "những gì đang diễn ra trên thế giới cho thấy vũ lực được sử dụng ngày càng nhiều trong các vấn đề quốc tế".Cuộc tập trận Kavkaz-2012 là một trong những hoạt động quân sự của Nga trong thời gian gần đây nhằm tăng cường tiềm lực và hiệu quả phòng thủ và chiến đấu của lực lượng vũ trang Nga bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ các lợi ích quốc gia và có thể đối phó những thách thức và mối đe dọa an ninh quốc gia.Mát-xcơ-va đã nhiều lần cảnh báo phương Tây mưu toan làm suy yếu và ngăn cản sự phát triển của LB Nga. Hôm 17-9, Bộ Ngoại...
Xưởng sản xuất máy bay chiến đấu T-50 thế hệ thứ 5. ( Ảnh: RIA Novosti ) |
Cuộc tập trận Kavkaz-2012 là một trong những hoạt động quân sự của Nga trong thời gian gần đây nhằm tăng cường tiềm lực và hiệu quả phòng thủ và chiến đấu của lực lượng vũ trang Nga bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ các lợi ích quốc gia và có thể đối phó những thách thức và mối đe dọa an ninh quốc gia.
Mát-xcơ-va đã nhiều lần cảnh báo phương Tây mưu toan làm suy yếu và ngăn cản sự phát triển của LB Nga. Hôm 17-9, Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ quan ngại về việc Mỹ tuyên bố sẽ triển khai thêm một trạm ra-đa phòng thủ tên lửa X-band ở Nhật Bản, trạm ra-đa chống tên lửa thứ hai trên lãnh thổ Nhật Bản; đồng thời kêu gọi chính quyền Oa-sinh-tơn không làm phương hại lợi ích an ninh của các quốc gia khác. Thỏa thuận này được Mỹ và Nhật Bản ký kết trong chuyến thăm Tô-ki-ô của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lê-ôn Pa-nét-ta. Năm 2006, Mỹ đã đặt trạm ra-đa X-band thứ nhất tại miền bắc Nhật Bản. Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xúc tiến kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) ở các nước châu Âu gần biên giới với Nga.
Mặc dù phía Mỹ và các nước đồng minh NATO ra sức biện bạch rằng, kế hoạch thiết lập những hệ thống phòng thủ tên lửa của họ là nhằm tạo ra “lá chắn” chống tên lửa tiến công từ Triều Tiên và I-ran. Song, Mát-xcơ-va đã bác bỏ những lời giải thích không có cơ sở đó của NATO và cho rằng, Nga là mục tiêu của những kế hoạch chạy đua vũ trang của phương Tây. Mặt khác, những sự kiện đã và đang diễn ra tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Tây Nam Á cho thấy, phương Tây đang tìm cách “cắm chân” vào khu vực sườn phía tây- nam LB Nga.
Sau khi Liên bang Xô-viết tan vỡ và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va không tồn tại tiềm lực quân sự của Nga suy yếu và thua kém xa Mỹ, chứ chưa kể so với toàn bộ khối quân sự NATO cả về lực lượng và trang thiết bị vũ khí hiện đại. Trong khi chi phí cho quân sự của Mỹ vẫn chiếm khoản lớn trong ngân sách hằng năm. Theo nghiên cứu của Trung tâm Xtim-xơn, một trong những cơ quan cố vấn của chính quyền Oa-sinh-tơn, riêng chi phí nâng cấp kho vũ khí hạt nhân và hóa học của Mỹ trong vòng mười năm tới ước tính lên tới khoảng 352 tỷ USD.
Trong bối cảnh đó, Nga đã và đang triển khai những kế hoạch hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Theo Đài Tiếng nói nước Nga, mùa thu này sẽ là thời gian bước ngoặt đối với Hải quân Nga. Bởi hải quân là lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia với tấm lá chắn hạt nhân, là công cụ bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia. Mới đây, Tổng thống V.Pu-tin đã chủ trì một cuộc họp ở Xê-vê-rô-dơ-vin-xcơ về việc nâng cấp trang bị của lực lượng Hải quân Nga. Theo đó, đến năm 2016, vũ khí và trang thiết bị hiện đại trong lực lượng Hải quân Nga sẽ chiếm tỷ lệ 30% và tăng lên 70% vào năm 2020. Theo chương trình này, đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ được bổ sung 51 tàu chiến trên mặt nước, 16 tàu ngầm đa chức năng và tám tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa lớp Bô-rây, với tổng chi phí 4,5 nghìn tỷ rúp (141 tỷ USD). Theo Đề án 955, Tàu ngầm hạt nhân Y-u-ri Đôn-gơ-ru-ki mang tên lửa đạn đạo R-30 Bu-la-va đang hoàn thành cuộc thử nghiệm cuối cùng. Chiếc tàu thứ hai trong loạt này là A-lếch-xan-đơ Nhép-xki sẽ được bàn giao cho hải quân trước năm mới 2013. Con tàu thứ ba mang tên Vla-đi-mia Mô-nô-mắc sắp được hạ thủy. Việc đóng Tàu Quận vương Vla-đi-mia đã được khởi công. Các tàu cũng được cải tiến để mỗi chiếc có thể mang tới 20 tên lửa. Mới đây, Hải quân Nga đã thử thành công Tàu tên lửa Đa-ghe-xtan có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 300 km. Đây là loại tàu tàng hình và được thiết kế để chống tàu và máy bay đối phương trong khu vực biển gần bờ. Theo hãng tin RIA-Novosti, Thứ trưởng Quốc phòng Nga D.Bun-ga-cốp cho biết, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch đến năm 2020 sẽ mua 96 tàu trợ lực hậu cần có khả năng đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ như chữa cháy và cung cấp nhiên liệu, đạn dược, nước uống, thiết bị quân sự, bao gồm cả tên lửa.
Về lực lượng không quân, Tư lệnh Không quân Nga Vích-to Bôn-đa-rép thông báo, theo các kế hoạch dài hạn về tái trang bị Không quân Nga, kể từ năm 2013, máy bay Su-35 được trang bị những động cơ lớn 117C và ra-đa siêu mạnh Irbis-E với tầm phát hiện mục tiêu trên không cách xa tới 400 km sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt và sau năm 2015, Không quân Nga sẽ tiếp nhận các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50.
Về tên lửa hành trình, Thứ trưởng Quốc phòng Nga A. Xu-khô-ru-cốp cho biết, sau khi ký kết hiệp ước với Mỹ về hủy bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn năm 1989, Nga đã bị mất quyền triển khai lớp vũ khí này. Vì vậy, tên lửa hành trình chiến lược của Nga chỉ có thể được bố trí trên máy bay ném bom và các tàu chiến. Ông không cho biết mã hiệu của loại tên lửa mới mà chỉ tiết lộ tên lửa này có tầm bắn xa hơn 5.000 km. Loại tên lửa mới sẽ thay thế cho các tên lửa X-55 của Liên Xô (trước đây), hiện là thành phần trang bị của máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160. Hiện nay, Không quân Nga có 63 máy bay ném bom tầm xa Tu-95MS và 13 chiếc phản lực siêu thanh Tu-160. Ngoài ra, Nga có mấy chục máy bay ném bom hạng trung Tu-22M3 đang được nâng cấp bằng cách cải tiến thiết bị vô tuyến điện tử và mở rộng phạm vi hiệu lực của các loại vũ khí được trang bị. Đồng thời, Nga đang triển khai việc sản xuất và đưa vào trực chiến loại máy bay ném bom tầm xa mới, được đặt tên là tổ hợp hàng không tiềm năng tầm xa (PAKDA).
Theo Nhandan
Ý kiến ()