Nêu cao vai trò tham mưu của Hội LHPN trong công tác cán bộ nữ
Tỉnh Ninh Bình không phải là địa phương có tỷ lệ cán bộ nữ cao. Tuy nhiên, năm năm qua, công tác cán bộ nữ ở Ninh Bình có nhiều chuyển biến tích cực với tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy ba cấp đạt trung bình 17% (tăng 2%).Cấp tỉnh và 7/8 huyện, thành phố, thị xã có nữ ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy; trong đó có một người là Bí thư, một là Phó bí thư cấp huyện. Nữ cấp ủy cơ sở đạt 19,06% (tăng 4,05%), trong đó có năm nữ Bí thư, 18 nữ Phó bí thư Đảng ủy xã.Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đều tăng: Cấp tỉnh đạt 30% (tăng 2%); cấp huyện đạt 28,15% (tăng 3,96%), có 75% số huyện có nữ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐND, UBND; cấp xã đạt 23,57% (tăng 4%).Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành có bước phát triển vượt bậc. Nữ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có 29 chị, tăng 70% so với năm 2006; cấp huyện có sáu chị (tăng 50%), cấp xã...
Cấp tỉnh và 7/8 huyện, thành phố, thị xã có nữ ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy; trong đó có một người là Bí thư, một là Phó bí thư cấp huyện. Nữ cấp ủy cơ sở đạt 19,06% (tăng 4,05%), trong đó có năm nữ Bí thư, 18 nữ Phó bí thư Đảng ủy xã.
Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 đều tăng: Cấp tỉnh đạt 30% (tăng 2%); cấp huyện đạt 28,15% (tăng 3,96%), có 75% số huyện có nữ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐND, UBND; cấp xã đạt 23,57% (tăng 4%).
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành có bước phát triển vượt bậc. Nữ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có 29 chị, tăng 70% so với năm 2006; cấp huyện có sáu chị (tăng 50%), cấp xã có 63 chị, tăng 69,6%. Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình có ba nữ là đại biểu Quốc hội khóa XIII, chiếm 50% số đại biểu Quốc hội của tỉnh (tăng 16,7% so với khóa XII, tăng 100% so với khóa XI). Đội ngũ cán bộ nữ đang tham gia ở mọi lĩnh vực: công tác Đảng và đoàn thể, quản lý nhà nước và quản lý kinh tế hằng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để có được bước trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Ninh Bình như ngày hôm nay, chúng tôi xác định một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Trước hết, phải khẳng định đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của bản thân đội ngũ cán bộ nữ. Các chị đã có nhiều cố gắng, phấn đấu đạt chuẩn hóa chức danh về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước…; tận tâm, tận lực với công việc, vượt lên rào cản của định kiến giới, vượt lên chính bản thân để tự khẳng định mình.
Hai là, sự quan tâm của các cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng đối với công tác cán bộ nữ, nhất là người đứng đầu – đây là nguyên nhân hết sức quan trọng. Tại tỉnh Ninh Bình, công tác cán bộ nữ đã được cấp ủy quan tâm trong tất cả các khâu: quy hoạch, đào tạo và đề bạt, bổ nhiệm. Tỉnh đã xây dựng được quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch cán bộ nói chung, quan tâm về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ. Tỷ lệ nữ được kết nạp Đảng trong năm năm qua chiếm 55,4% số đảng viên mới kết nạp, có năm đạt 68%.
Ba là, sự chủ động, tích cực trong công tác tham mưu của các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh. Đặc biệt, Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh luôn chủ động tham mưu với cấp ủy đảng quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về công tác phụ nữ và bình đẳng giới; tích cực tham gia bồi dưỡng, phát hiện nguồn, tham mưu và đóng góp ý kiến về cơ cấu, số lượng nhân sự nữ; tham mưu đưa các chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy và HĐND các cấp vào Chương trình hành động số 15/CTr-TU của Tỉnh ủy để thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, Kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2005 – 2010 và giai đoạn 2010 – 2015.
Kết quả đã đạt được về công tác cán bộ nữ của tỉnh như trên là rất phấn khởi, nhưng ở chặng đường phía trước, vấn đề cán bộ nữ và mục tiêu bình đẳng giới vẫn đang dự báo có nhiều khó khăn, thách thức. Một số ngành, đơn vị đông lao động nữ chưa có nữ lãnh đạo chủ chốt. Cán bộ nữ đa số là cấp phó. Nguồn cán bộ nữ ở một số nơi đang bị hẫng hụt. Công tác cán bộ nữ đang đứng trước những khó khăn vì nhận thức của một số cấp ủy và lãnh đạo một số ngành chưa đúng mức; các quy định về tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt hiện hành đang làm hạn chế cơ hội đối với cán bộ nữ.
Đề nghị T.Ư Đảng, Nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách đối với lao động nữ và cán bộ nữ. Nhất là sửa đổi độ tuổi trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại chức và tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ vừa tham gia học tập và chăm sóc con nhỏ; sửa đổi độ tuổi quy hoạch, đề bạt, về hưu nhằm tạo cơ hội phát triển cho cán bộ nữ…
Theo Nhandan
Ý kiến ()