Nét mới ở Tân Trào
Tuyến đường liên thôn Thia, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương đã được bê-tông hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Từ chuyện làm đường thôn, bản... Đưa chúng tôi đi trên những tuyến đường nông thôn vừa đổ bê-tông sạch sẽ và rộng thoáng, Phó trưởng thôn Thia, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) Hoàng Văn Bền hồ hởi cho biết, thôn Thia đã hoàn thành việc bê-tông hóa đường nông thôn với chiều dài 1.800m.Hiện chỉ còn tuyến đường nội đồng đang được triển khai. Công trình hoàn thành không chỉ tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân mà còn mang ý nghĩa lập thành tích chào mừng 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào.Đem băn khoăn trước việc một phần ba số hộ gia đình trong thôn còn thuộc diện nghèo thì việc huy động đóng góp của dân ra sao hỏi anh Bền, được anh chia sẻ, đó cũng chính là băn khoăn của chi bộ. Để chương trình bê-tông hóa giao thông nông thôn có được sự đồng thuận của nhân...
Tuyến đường liên thôn Thia, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương đã được bê-tông hóa, góp phần phát triển kinh tế – xã hội trong vùng. |
Từ chuyện làm đường thôn, bản…
Đưa chúng tôi đi trên những tuyến đường nông thôn vừa đổ bê-tông sạch sẽ và rộng thoáng, Phó trưởng thôn Thia, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) Hoàng Văn Bền hồ hởi cho biết, thôn Thia đã hoàn thành việc bê-tông hóa đường nông thôn với chiều dài 1.800m.
Hiện chỉ còn tuyến đường nội đồng đang được triển khai. Công trình hoàn thành không chỉ tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân mà còn mang ý nghĩa lập thành tích chào mừng 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào.
Đem băn khoăn trước việc một phần ba số hộ gia đình trong thôn còn thuộc diện nghèo thì việc huy động đóng góp của dân ra sao hỏi anh Bền, được anh chia sẻ, đó cũng chính là băn khoăn của chi bộ. Để chương trình bê-tông hóa giao thông nông thôn có được sự đồng thuận của nhân dân, thôn đã tổ chức họp toàn thể bà con nhân dân phổ biến chủ trương hỗ trợ của tỉnh (xi-măng, ống cống tới tận công trình và phí quản lý); cùng đó là dự toán mức đóng góp của mỗi gia đình (mỗi nhân khẩu góp 80 nghìn đồng mua cát sỏi). Tại cuộc họp, thôn đã thống nhất cử ra một tiểu ban giám sát việc thu các khoản đóng góp của nhân dân và việc tổ chức thi công. Vì vậy, khi đã “khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Điển hình là làm tuyến đường ao Cây Rọc. Tuyến này dài 500 m chạy qua 30 hộ gia đình. Cứ phát cây, san nền đến đâu, người dân tự giác dỡ rào đến đấy. Điển hình như hai gia đình ông Triệu Quang Tiến và Triệu Quang Chải, mỗi ông tự giác hiến gần 40 m2 đất để mở rộng và nắn đường cho thẳng. Tình làng, nghĩa xóm qua làm đường càng được nhân lên và thắm thiết hơn, như hộ gia đình ông Đỗ Như Luận. Nhà ông Luận ở ngay đầu vào tuyến, trước cửa nhà là đường vào khu di tích đã được trải nhựa, gia đình ông vẫn sử dụng lối đi này. Khi bà con trong xóm làm đường, ông đã bảo các con thu dọn hàng rào bên sườn nhà để hiến 30 m2 đất mở đường cho rộng, đồng thời cho con trai là Đỗ Văn Oanh sử dụng máy xúc, gạt của gia đình để san nền toàn tuyến giúp bà con. Do vậy, đã giúp thôn Thia hoàn thành sớm nhất việc bê-tông đường ngõ.
Còn ở thôn Bòng, khi bê-tông hóa tuyến đường xóm Ao Hấm, được anh Ma Văn Kỷ (trước đây gia đình anh cũng ở xóm này nhưng nay đã chuyển đi nơi khác), đã vận động các thành viên của hợp tác xã mà anh đang làm chủ nhiệm ủng hộ toàn bộ cát sỏi (gần 300m3 cát sỏi) và đưa máy san gạt để san nền đánh gốc cây gần 500 m đường cho bà con trong xóm đổ bê- tông. Và bao tấm gương khác đã nhường đất, giúp ngày công hoàn thành 8.200 km đường bê-tông thôn bản ở Tân Trào.
… Đến việc giúp nhau thoát nghèo
Thôn Thia, xã Tân Trào có 210 hộ gia đình thì có 104 hộ gia đình thuộc diện nghèo, theo chuẩn nghèo mới hồi cuối năm 2010. Mà nguyên nhân nghèo của các gia đình này, chủ yếu là thiếu vốn và không có kinh nghiệm sản xuất. Trước thực trạng đó, chi bộ 26 đảng viên đã phân công nhau có trách nhiệm theo dõi giúp đỡ từng hộ cụ thể và đưa việc này vào thành một nội dung đánh giá trong kỳ sinh hoạt chi bộ hằng tháng. Từng hộ nghèo được lên phương án giúp đỡ cụ thể, người thiếu vốn được vay, có hộ được giúp làm nhà, có hộ gia đình được hướng dẫn chuyển đổi cây trồng cho phù hợp với đồng đất, thiếu lao động thì ngày mùa bà con trong thôn ủng hộ công. Giao việc cụ thể gắn với kiểm tra thường xuyên đã phát huy được trách nhiệm của đảng viên với cộng đồng. Đến nay, cả thôn Thia chỉ còn 60 hộ nghèo. Anh Ma Văn Dũng, một trong những hộ đã thoát nghèo tâm sự, năm rồi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh còn được vay 20 triệu đồng để mua dê về nuôi. Trước đây vườn đồi bỏ hoang, lãng phí nay vừa trồng cây lâu năm và chăn thả dê, có lúc lên tới 20 con. Dê vừa dễ nuôi vừa dễ bán, giờ đã trả gần xong nợ vay, cuộc sống đã khá hơn trước nhiều. Được biết, vừa qua khi được hỗ trợ 20 triệu đồng làm nhà, gia đình anh đã bỏ thêm gần 60 triệu đồng để có căn nhà hiên tây khang trang.
Chuyện làm ăn của người dân Tân Trào cũng đã có nhiều nét mới. Ba năm trở lại đây, việc tổ chức trồng cây vụ đông để tăng hiệu số sử dụng đất đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Tân Trào. Chủ tịch UBND xã Tân Trào Viên Tiến Thăng cho biết, từ vài ha thử nghiệm, vụ đông năm trước toàn xã đã trồng được 70 ha cây vụ đông. Điều đáng nói là ngoài cây rau đậu, thì cây ngô đông hàng hóa đã được trồng tới 20 ha, mà chỉ lấy cây để bán làm thức ăn cho đàn bò sữa. Mỗi kg giá 700 đồng, mỗi sào thu từ 1,2 đến 1,4 tấn thì mỗi ha cây ngô đông cũng cho thu nhập hơn 20 triệu đồng. Một nguồn thu đáng kể ở xã thuần nông này.
Nét mừng vui hân hoan của Ngày hội Tân Trào kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào như vẫn đọng đầy trên khuôn mặt, giọng nói và mỗi việc làm của người dân chiến khu, Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến. Một mùa xuân mới đang về từ Mùa Thu lịch sử.
Theo Nhandan
Ý kiến ()