Nên lựa chọn học chuyên ngành gì trong ngành Công nghệ thông tin?
Nhằm giúp thí sinh có thêm nhiều lựa chọn, các trường đại học chia ngành Công nghệ thông tin thành nhiều chuyên ngành khác nhau.
Ngành Công nghệ thông tin được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như: Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính, Kỹ thuật Phần mềm, Hệ thống Thông tin, An toàn Thông tin. Do được chia thành nhiều chuyên ngành như vậy, nên đến thời điểm hiện tại vẫn có rất nhiều thí sinh thắc mắc không biết nên lựa chọn chuyên ngành nào?
Ngành Công nghệ thông tin được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là thông tin về một số chuyên ngành trong ngành Công nghệ thông tin, thí sinh có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình được lựa chọn phù hợp.
Lập trình viên
Lập trình viên hay IT là người tạo ra chương trình, viết mã và phát triển chương trình. Công việc chính của họ là xây dựng các đoạn mã và phát triển chúng trên chương trình phần mềm dành cho máy tính, hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Với những người không có kinh nghiệm thì thường mức lương thực tập và mới ra trường trung bình không vượt quá 5 – 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên nếu đã thực tập từ khi còn đi học thì ra trường hoàn toàn mức lương có thể lên tới 20 triệu đồng/tháng, thậm chí hơn.
Nếu bạn đam mê lĩnh vực lập trình viên, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin của một số trường như: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Khoa học máy tính
Khoa học máy tính được biết đến là ngành học chuyên nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thông tin, tính toán và ứng dụng trong hệ thống máy tính. Đồng thời, chúng sẽ sử dụng các thuật toán để giải quyết vấn đề. Từ đó sáng tạo ra những cách thức truyền đạt và điều hành thông tin hiệu quả.
Sinh viên ngành Khoa học máy tính được đào tạo về nhiều môn chuyên ngành khác nhau, gồm học về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế và phát triển phần mềm.
Hiện nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học máy tính như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Hà Nội, Trường Đại Học Bách Khoa (Đại Học Quốc Gia TP.HCM), Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM.
Công nghệ phần mềm
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm chủ yếu giảng dạy những kỹ năng và kiến thức tương quan đến quy trình tăng trưởng phần mềm. Kỹ thuật phần mềm cũng có thể nghiên cứu và điều tra về máy tính cũng như những kiến thức, kỹ năng tương quan đến máy tính.
Để học chuyên ngành này bên cạnh năng lực tự học, khả năng tư duy sáng tạo, sự đam mê thì người học cần phải có khả năng thích nghi, chủ động và làm việc nhóm.
Tại Việt Nam, trung bình một sinh viên chuyên ngành Công nghệ phần mềm mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ nhận về mức lương khởi điểm khoảng 7 triệu đồng/tháng. Nếu những ai có kinh nghiệm 1 – 2 năm thì việc nhận được mức lương trên 20 triệu là dễ dàng.
Nếu muốn theo đuổi chuyên ngành học này bạn có thể tham khảo thêm thông tin tuyển sinh của một số trường như: Trường Đại học hàng hải Việt Nam, Đại học FPT, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng,…
An toàn thông tin
An toàn thông tin là ngành đảm nhận vai trò bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu tránh khỏi sự tấn công của virus, mã độc chống lại các hành động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại dữ liệu bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng chính xác và tin cậy.
Mặc dù, mỗi năm có khoảng 2.000 sinh viên tốt nghiệp ngành này, nhưng nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng lại rất ít. Do vậy, ngành An toàn thông tin vẫn khan hiếm nhân lực nên cơ hội việc làm dành cho sinh viên khi theo học lĩnh vực này là rất cao.
Mức lương trung bình của nhân sự An toàn thông tin có kinh nghiệm 1 – 3 năm dao động trong khoảng 15 – 40 triệu đồng/người/tháng. Trong khi sinh viên mới ra trường lương trung bình 8 – 15 triệu đồng/người/tháng.
Muốn theo đuổi lĩnh vực An toàn thông tin, thí sinh có thể theo học tại một số trường như: Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học FPT, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Trường Đại học Công nghệ Thông Tin (Đại học Quốc gia TP.HCM),…
Hệ thống thông tin
Khi theo đuổi chuyên ngành Hệ thống thông tin bạn sẽ được học cách chế tạo, vận hành và triển khai các phần mềm hệ thống. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến cơ sở hệ thống thông tin, phân tích và quản trị hệ cơ sở dữ liệu. Khai thác các loại dữ liệu quan trọng thực hành phát triển ứng dụng web, quản lý dự án.
Hiện tại, chuyên ngành Hệ thống thông tin của nhiều trường đại học lớn đang sử dụng các tổ hợp tuyển sinh như A00, A01, D01, D07, D90.
Đa số các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin đều có chuyên ngành Hệ thống thông tin. Bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của một số trường thuộc top đầu như: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP. HCM), Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ.
Nguồn:https://vtc.vn/nen-lua-chon-hoc-chuyen-nganh-gi-trong-nganh-cong-nghe-thong-tin-ar831063.html
Ý kiến ()