Sáng 2-3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến pháp chế doanh nghiệp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp.Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến liên quan đến các quy định về chế độ chính trị (Chương I); về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo ý kiến của nhiều đại biểu, Hiến pháp năm 1992 có riêng một chương là Chương II quy định về chế độ kinh tế, thì trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vấn đề kinh tế đã được lồng ghép vào nhiều lĩnh vực khác. Phát triển kinh tế được xác định phải đồng bộ cùng với sự phát triển của xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường... Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã kế thừa được những quy định còn hợp lý so với bản hiến pháp, hiện hành, làm rõ và phát triển thêm...
Sáng 2-3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến pháp chế doanh nghiệp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến liên quan đến các quy định về chế độ chính trị (Chương I); về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo ý kiến của nhiều đại biểu, Hiến pháp năm 1992 có riêng một chương là Chương II quy định về chế độ kinh tế, thì trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vấn đề kinh tế đã được lồng ghép vào nhiều lĩnh vực khác. Phát triển kinh tế được xác định phải đồng bộ cùng với sự phát triển của xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường… Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã kế thừa được những quy định còn hợp lý so với bản hiến pháp, hiện hành, làm rõ và phát triển thêm trên cơ sở thực tiễn yêu cầu hiện nay cũng như đáp ứng được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ kinh tế. Có nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung trong chế độ kinh tế, như Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các Điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25) khẳng định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng với sự phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Điểm mới trong Điều 55 (sửa đổi, bổ sung các Điều 24, 26) thể hiện rõ hơn về nguyên tắc quản lý nền kinh tế, trong đó, nhấn mạnh tới vai trò và trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường… Điều 56 (sửa đổi, bổ sung các Điều 22, 23 và 25) tiếp tục khẳng định chủ trương tự do kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Khoản 2, Điều 56 bổ sung “Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh”.
Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận là Điều 2, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có quy định: “…Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, đội ngũ doanh nhân đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Vậy, đội ngũ doanh nhân sẽ đứng ở vị trí nào trong liên minh và thuộc thành phần, nền tảng nào. Có ý kiến cho rằng, nên cân nhắc bổ sung đội ngũ doanh nhân vào liên minh này, tạo thành liên minh công – nông – trí – doanh. Có ý kiến, chỉ cần thêm cụm từ “và những giai tầng khác” để bao hàm hết các tầng lớp trong xã hội; quy định cụ thể hơn nên để các luật điều chỉnh… Các quy định về quyền sử dụng đất đai cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận, như quy định về quyền sử dụng đất, các vấn đề liên quan đến chế độ thu hồi đất. Theo các đại biểu, Điều 58 (sửa đổi, bổ sung các Điều 22, 23 và 25) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này vẫn kế thừa quy định chế độ sở hữu toàn dân với đất đai, nhưng có quy định rõ quyền sử dụng đất được coi là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết. Nhiều ý kiến cho rằng, đất đai là tài sản quan trọng, cơ nghiệp lớn nhất của hầu hết doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, việc sửa đổi các chế định trong Hiến pháp lần này cần được quy định chặt chẽ và phù hợp với thực tế hiện nay.
Cùng ngày, Liên minh Hợp tác xã TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với sự tham dự của lãnh đạo Liên minh, đại diện của hơn 100 hợp tác xã cùng các đơn vị trực thuộc Liên minh.
Tại hội nghị, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến về quyền con người cùng quyền và nghĩa vụ của công dân. Các đại biểu cho rằng, nên tách Chương II ra thành hai chương riêng, để phân định rõ ràng hơn quyền của con người so với quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 22, Khoản 2, nên bỏ đoạn “tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác”, chỉ cần ghi “Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người” là đủ nghĩa. Cũng ở Điều 22, Khoản 3, cần bổ sung quyền nhận mô bên cạnh quyền hiến mô. Một số đại biểu đề nghị Điều 31, nên có thêm quy định về bảo mật thông tin tố cáo, khiếu nại và bảo vệ người khiếu nại, tố cáo. Điều 40, Khoản 1, ngoài việc quy định trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cần thêm cụm từ đồng thời là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội đối với vấn đề này. Điều 70 (về lực lượng vũ trang), có đại biểu cho rằng, nên để cụm từ Tổ quốc và nhân dân đứng trước Đảng. Điều 122, Khoản 2, nên bổ sung cụm từ “về kết quả kiểm toán” phía sau cụm từ “Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()