NATO tuyên bố chính thức kết thúc chiến dịch quân sự tại Libya
Đêm 31/10, Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chính thức tuyên bố khép lại chiến dịch quân sự kéo dài 7 tháng tại Libya. Nhân dịp này, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã bất ngờ có chuyến thăm tới Libya. Đây cũng là chuyến thăm Libya đầu tiên của một Tổng Thư ký NATO. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen (trái) và Chủ tịch NTC Mustafa Abdel Jalil trong cuộc họp báo tại thủ đô Tripoli ngày 31/10 (ảnh: Xinhua)Bản tuyên bố của NATO nêu rõ: “Ngày hôm nay (31/10), vào đúng nửa đêm theo giờ Libya, một chiếc máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) của NATO đã kết thúc chuyến bay cuối cùng trong chiến dịch “Người bảo vệ thống nhất”. Sự kiện này đã khép lại một chương thành công trong lịch sử NATO… Vào ngày 1/11/2011, tất cả các AWACS của NATO sẽ quay trở về căn cứ tại Geilenkirchen, Đức. Tất cả những máy bay, tàu ngầm và tàu thủy khác vốn tham gia vào chiến dịch quân sự tại Libya sẽ trở về căn cứ và tiếp tục chờ mệnh lệnh”.Kể...
Đêm 31/10, Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chính thức tuyên bố khép lại chiến dịch quân sự kéo dài 7 tháng tại Libya. Nhân dịp này, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã bất ngờ có chuyến thăm tới Libya. Đây cũng là chuyến thăm Libya đầu tiên của một Tổng Thư ký NATO.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen (trái) và Chủ tịch NTC |
Bản tuyên bố của NATO nêu rõ: “Ngày hôm nay (31/10), vào đúng nửa đêm theo giờ Libya, một chiếc máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) của NATO đã kết thúc chuyến bay cuối cùng trong chiến dịch “Người bảo vệ thống nhất”. Sự kiện này đã khép lại một chương thành công trong lịch sử NATO… Vào ngày 1/11/2011, tất cả các AWACS của NATO sẽ quay trở về căn cứ tại Geilenkirchen, Đức. Tất cả những máy bay, tàu ngầm và tàu thủy khác vốn tham gia vào chiến dịch quân sự tại Libya sẽ trở về căn cứ và tiếp tục chờ mệnh lệnh”.
Kể từ ngày 1/4/2011 cho tới khi kết thúc chiến dịch quân sự tại Libya, các lực lượng của NATO đã thực hiện 26.000 chuyến bay oanh kích Libya trong đó có 9.600 chuyến bay xuất kích tấn công và phá hủy : 5.900 mục tiêu quân sự; 600 xe tăng hoặc xe vũ trang; 400 bệ phóng tên lửa/pháo binh. Tổng cộng có tới 16 quốc gia cho phép các lực lượng của NATO quyền tiếp cận không phận để thực hiện chiến dịch “Người bảo vệ thống nhất” tại Libya. (Nguồn: NATO) |
Trong khi đó, tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Chuyển giao dân tộc (NTC) Mustafa Abdel Jalil diễn ra cùng ngày ở thủ đô Tripoli, cả Tổng Thư ký NATO và ông Jalil đều bày tỏ hài lòng với vai trò của NATO trong cuộc chiến vừa qua tại Libya.
Tổng Thư ký Rasmussen cho biết: Nếu chính quyền mới tại Libya đề nghị, NATO sẵn sàng hỗ trợ họ trong giai đoạn quá độ này, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và cải cách an ninh. Tổng Thư ký NATO cũng khẳng định: Liên minh quân sự này sẽ không triển khai quân trên bộ và Liên hợp quốc cần đóng vai trò đi đầu trong các nỗ lực của cộng đồng quốc tế hỗ trợ chính quyền mới tại Libya. Tuy nhiên, ông Rasmussen đã bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo tại thành phố Sirte, quê hương của cố lãnh đạo Libya bị lật đổ Muammar Gaddafi – nơi đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề trong các cuộc giao tranh vừa qua.
Về phần mình, Chủ tịch NTC khẳng định, cơ quan này đã thành lập một ủy ban giải quyết vấn đề nhân đạo tại Sirte để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống của người dân thành phố này và giúp họ có thể trở về nhà.
Mặc dù ông Rasmussen đã “tô vẽ” về thành công của sứ mệnh NATO tại Libya với lập luận rằng, liên minh quân sự lớn nhất hành tinh đã đóng vai trò chính trong việc giúp đỡ NTC lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi , song trên thực tế, sự can thiệp quân sự gây nhiều tranh cãi vào Libya đã gây ra những rạn nứt trong nội bộ NATO và sứ mệnh này đã kéo dài hơn so với dự định ban đầu. Tổng cộng 14 quốc gia thành viên NATO và 4 nước khác đã cung cấp các lực lượng hải quân và không quân cho chiến dịch này, nhưng chỉ có 8 quốc gia thành viên NATO tham chiến. Một số nước lớn trong NATO, đặc biệt là Đức, đã phản đối sự can thiệp này.
Đưa ra phản ứng sau tuyên bố của NATO, ngày 31/10, Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục giám sát tình hình tại Libya từ trên không, thậm chí ngay cả khi NATO chính thức kết thúc sứ mệnh quân sự tại quốc gia Bắc Phi này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, John Kirby cho biết: “Mỹ sẽ thực hiện một số vai trò giám sát tại Libya sau khi sứ mệnh của NATO kết thúc…Chúng tôi vẫn đang làm việc với NATO về vấn đề này. Trên thực tế, các máy bay có người lái và không người lái của Mỹ đã đóng vai trò chủ chốt trong công tác trinh sát nhằm phục vụ cho chiến dịch “Người bảo vệ thống nhất” tại Libya./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()