NATO thông qua chiến lược đối phó thách thức mới
Theo Tân Hoa xã, trong ngày làm việc đầu tiên tại Hội nghị cấp cao ở Li-xboa (Bồ Đào Nha), ngày 19-11, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã thông qua Khái niệm Chiến lược mới, được coi là "lộ trình hành động" trong 10 năm tới. Trong đó vạch ra những nguyên tắc định hướng đối phó những thách thức trong thế kỷ 21, hiện đại hóa khả năng thực hiện sứ mệnh chủ chốt của NATO là phòng thủ tập thể, bảo đảm an ninh khu vực châu Âu - Đại Tây Dương trước nguy cơ tiến công hạt nhân và những mối đe dọa mới, như an ninh mạng và tiến công khủng bố.Chiến lược mới cũng khẳng định lại cam kết của NATO ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng, phối hợp chặt chẽ hơn với LHQ và EU; cam kết hướng tới một thế giới phi hạt nhân, nhưng vẫn khẳng định NATO được trang bị hạt nhân nếu vũ khí này còn tồn tại. NATO tuyên bố tiếp tục đàm phán với những nước muốn gia nhập tổ chức này (như Gru-di-a, U-crai-na), trong khi cam kết mở rộng hợp tác...
Chiến lược mới cũng khẳng định lại cam kết của NATO ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng, phối hợp chặt chẽ hơn với LHQ và EU; cam kết hướng tới một thế giới phi hạt nhân, nhưng vẫn khẳng định NATO được trang bị hạt nhân nếu vũ khí này còn tồn tại. NATO tuyên bố tiếp tục đàm phán với những nước muốn gia nhập tổ chức này (như Gru-di-a, U-crai-na), trong khi cam kết mở rộng hợp tác với Nga về phòng thủ tên lửa, chống khủng bố,ma túy, cướp biển và thúc đẩy an ninh quốc tế.
Tại Hội nghị, NATO thống nhất mục tiêu bắt đầu chuyển giao quyền kiểm soát an ninh tại Áp-ga-ni-xtan cho các lực lượng địa phương trong năm 2011, tiến tới kết thúc vai trò chiến đấu của lực lượng nước ngoài tại đây vào cuối năm 2014. NATO sẽ tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện các lực lượng an ninh Áp-ga-ni-xtan. NATO cũng thông qua Kế hoạch thành lập hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) trên phạm vi toàn châu Âu và nhất trí mời Nga tham gia kế hoạch này. Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma và Tổng Thư ký NATO A.P.Ra-xmút-xen cùng kêu gọi Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) ký giữa Mỹ và Nga, trong năm nay và hy vọng START mới giúp tăng cường sức mạnh của NATO, cũng như an ninh ở châu Âu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()