NATO dự định gặp đại diện lực lượng đối lập ở Libi
Theo các hãng tin nước ngoài, ngày 6/7, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anđớt Phốc Raxmútxen (Anders Fogh Rasmussen) xác nhận tổ chức này sẽ lần đầu tiên gặp đại diện của lực lượng chống chính phủ ở Libi vào tuần tới.Phát biểu với các phóng viên, ông Raxmútxen cho biết các đại sứ trong Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan quyết sách của NATO, ngày 13/7 sẽ họp không chính thức tại Brúcxen (Bỉ) với đoàn đại biểu lực lượng chống đối ở Libi do ông Mamút Giêbơrin (Mahmoud Jebril), Chủ tịch Ủy ban hành pháp của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) dẫn đầu. Ông Raxmútxen nói: "Mục đích của cuộc gặp là nhằm trao đổi quan điểm về cuộc xung đột hiện nay ở Libi. Tôi tin tưởng ông Giêbơrin chắc chắn sẽ đưa ra một lộ trình cho việc chuyển đổi hướng tới nền dân chủ tại Libi. NTC đã soạn thảo lộ trình này và việc thảo luận về kế hoạch đó với ông Giêbơrin là rất quan trọng đối với NATO". Các nhà ngoại giao cho biết trong thời gian ở thăm Brúcxen, đoàn...
Theo các hãng tin nước ngoài, ngày 6/7, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anđớt Phốc Raxmútxen (Anders Fogh Rasmussen) xác nhận tổ chức này sẽ lần đầu tiên gặp đại diện của lực lượng chống chính phủ ở Libi vào tuần tới.
Phát biểu với các phóng viên, ông Raxmútxen cho biết các đại sứ trong Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan quyết sách của NATO, ngày 13/7 sẽ họp không chính thức tại Brúcxen (Bỉ) với đoàn đại biểu lực lượng chống đối ở Libi do ông Mamút Giêbơrin (Mahmoud Jebril), Chủ tịch Ủy ban hành pháp của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) dẫn đầu. Ông Raxmútxen nói: “Mục đích của cuộc gặp là nhằm trao đổi quan điểm về cuộc xung đột hiện nay ở Libi. Tôi tin tưởng ông Giêbơrin chắc chắn sẽ đưa ra một lộ trình cho việc chuyển đổi hướng tới nền dân chủ tại Libi. NTC đã soạn thảo lộ trình này và việc thảo luận về kế hoạch đó với ông Giêbơrin là rất quan trọng đối với NATO”.
Các nhà ngoại giao cho biết trong thời gian ở thăm Brúcxen, đoàn đại biểu NTC dự kiến gặp các quan chức Liên minh châu Âu (EU), có thể cả Chủ tịch Hội đồng EU Hécman Van Rômpơi (Herman Van Rompuy) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giôdê Manuen Barôxô (Jose Manuel Barroso).
Cũng trong ngày 6/7, nhà lãnh đạo Libi Muamơ Cađaphi (Muammar Gaddafi) đã cử phái viên tới gặp Tổng thống Nam Phi Giacốp Duma (Jacob Zuma) để khẳng định quan điểm của ông sẽ “đứng ngoài” các cuộc thương lượng về tương lai của Libi cũng như bản thân ông. Tổng thống Nam Phi là một trong những nhà trung gian trong cuộc thương lượng tìm một thỏa thuận hòa bình cho nước này.
Trong khi đó, lực lượng chống chính phủ đã giành được một ngôi làng bị bỏ hoang ở Gualít (Gualish) ngay trong ngày đầu tiên lực lượng này mở cuộc tấn công vào nhiều điểm ở cửa ngõ thủ đô Tripôli (Tripoli) với sự yểm trợ của các trực thăng NATO và được trang bị bằng vũ khí của Pháp. Giao tranh đã diễn ra rất ác liệt trong ngày 6/7.
Tổng Thư ký NATO Raxmútxen trước đó cho biết các cuộc không kích của NATO từ ngày 31/3 đã phá hủy hơn 2.700 mục tiêu quân sự, trong đó có 600 xe tăng, pháo và 800 kho đạn./.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()