Nắng nóng trên diện rộng tại miền trung
Các địa phương đẩy nhanh phong trào xây dựng nông thôn mới * Lai tạo thành công hai giống lúa chất lượng tốtTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, trưa 12-8, nắng nóng mở rộng ra các tỉnh phía nam Bắc Trung Bộ với nền nhiệt độ ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa phổ biến ở mức từ 35 đến 370C, một số điểm khá cao như Ba Tơ (Quảng Ngãi) 36,70C, Quảng Ngãi 36,40C, Hoài Nhơn (Bình Định) 37,20C... Ngày 13-8, nắng nóng tiếp tục xảy ra với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 đến 370C, có nơi hơn 370C. Ngày 13-8, mực nước các sông ở Nghệ An tiếp tục xuống; các sông ở Thanh Hóa, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm. Các sông tại Nam Bộ trong hai đến ba ngày đầu, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống, sau đó lên lại. Đến ngày 16-8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,20 m; tại Châu Đốc ở mức 1,80 m. Mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài biến đổi...
Các địa phương đẩy nhanh phong trào xây dựng nông thôn mới * Lai tạo thành công hai giống lúa chất lượng tốt
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, trưa 12-8, nắng nóng mở rộng ra các tỉnh phía nam Bắc Trung Bộ với nền nhiệt độ ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa phổ biến ở mức từ 35 đến 370C, một số điểm khá cao như Ba Tơ (Quảng Ngãi) 36,70C, Quảng Ngãi 36,40C, Hoài Nhơn (Bình Định) 37,20C… Ngày 13-8, nắng nóng tiếp tục xảy ra với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 đến 370C, có nơi hơn 370C. Ngày 13-8, mực nước các sông ở Nghệ An tiếp tục xuống; các sông ở Thanh Hóa, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm. Các sông tại Nam Bộ trong hai đến ba ngày đầu, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống, sau đó lên lại. Đến ngày 16-8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,20 m; tại Châu Đốc ở mức 1,80 m. Mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài biến đổi chậm và ở mức 111,53 m trong ngày 13-8.
Sau hơn hai năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hiện nay, tỉnh Hà Giang có 41/177 xã đã được phê duyệt quy hoạch XDNTM. Tính sáu tháng đầu năm, tổng số vốn lồng ghép XDNTM của tỉnh là 117 tỷ đồng, trong đó vốn chương trình mục tiêu là 34,99 tỷ đồng, vốn đầu tư xây dựng là 21,2 tỷ đồng, vốn tín dụng ưu đãi để mua xi-măng là 50 tỷ đồng… ngoài ra, tỉnh còn huy động người dân đóng góp 2,134 tỷ đồng và 96 nghìn ngày công. Tỉnh đang hướng XDNTM kết hợp phát triển du lịch cộng đồng, hiện nay đã lên kế hoạch, xây dựng mỗi huyện sẽ có một mô hình nêu trên. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 574 tổ hợp tác, tăng 149 tổ so với năm 2007; trong đó có hơn 262 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, 312 tổ hợp tác phi nông nghiệp. Hình thức tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động của tổ hợp tác đa dạng và phong phú. Liên minh HTX tỉnh hướng dẫn các HTX lập dự án vay vốn từ các Quỹ hỗ trợ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị máy móc, nhà xưởng. Theo Ban Chỉ đạo XDNTM Hải Phòng, thành phố mới có 108/138 xã được phê duyệt quy hoạch NTM, chất lượng quy hoạch NTM của một số xã chưa đạt yêu cầu, chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện, thành phố, các xã trong vùng và với quy hoạch ngành… nguyên nhân của sự chậm trễ được xác định là do các ngành, địa phương còn lúng túng bị động do thiếu nguồn lực, trông chờ vào ngân sách hỗ trợ Nhà nước.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc trong XDNTM. Theo đó, tỉnh tập trung chỉ đạo các xã tổ chức công bố công khai quy hoạch XDNTM một cách rộng rãi để mọi người dân biết; chỉ đạo các xã hoàn thành xây dựng và phê duyệt đề án XDNTM cấp xã trước ngày 31-12-2012; nhân rộng những mô hình phát triển sản xuất đã thực hiện thành công. Hiện nay, nguồn vốn để thực hiện chương trình XDNTM đang gặp khó khăn, giải pháp đang được các ngành chức năng đề ra là lồng ghép tốt các chương trình, dự án. Tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt khoản kinh phí 206 tỷ đồng XDNTM năm 2012, trong đó Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang vận động tài trợ, huy động các nguồn lực xã hội hơn 136 tỷ đồng, số còn lại là vốn đối ứng của các địa phương. Tỉnh lập quy hoạch 103/118 xã và phê duyệt quy hoạch cho 66 xã, phấn đấu đến năm 2015 có 25 xã và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn NTM.
Nông dân An Giang đã xuống giống hơn 11 nghìn ha lúa và 4.643 ha màu các loại trong vụ thu đông 2012. Dự kiến, vụ thu đông, toàn tỉnh gieo cấy 137 nghìn ha, tăng bốn nghìn ha so vụ trước. Tỉnh đã triển khai các chủ trương chính sách về vốn, giống lúa… nhằm hỗ trợ cho nông dân tham gia trong việc mở diện tích, tạo điều kiện phát triển việc làm, cũng như tăng thu nhập cho người dân trong mùa nước nổi.
Nông dân Bạc Liêu đã thu hoạch được hơn 20/55 nghìn ha lúa hè thu, năng suất bình quân đạt từ 4,5 đến 5,6 tấn/ha. Hiện giá lúa thu mua tại đồng trung bình từ 4.500 đến 4.700 đồng/kg đối với lúa tươi, lúa khô giá từ 5.400 đến 5.500 đồng/kg, tăng từ 300 đến 500 đồng/kg so với đầu năm. Hơn 30 nghìn ha lúa còn lại dự kiến đến cuối tháng 8 sẽ thu hoạch dứt điểm.
Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hải Phòng cho biết, chiều 11-8, tàu cá QNa 46386TS đang đánh bắt mực gần đảo Bạch Long Vĩ thì xảy ra tai nạn. Hai ngư dân Huỳnh Trọng Đương và Nguyễn Văn Đông bị tời văng vào người làm bị thương nặng. Đêm 11-8, Bộ Chỉ huy BĐBP Hải Phòng chỉ đạo đơn vị sử dụng tàu chuyên dụng vượt sóng gió đưa hai người bị nạn vào đất liền cứu chữa kịp thời tại Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, hiện đang hồi phục tốt.
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa lai tạo thành công hai giống lúa chất lượng tốt là OM 8928 và giống nếp OM 7348. Giống lúa OM8928 được trồng khảo nghiệm 5.900 ha từ vụ đông xuân 2009-2010. Kết quả cho thấy, giống lúa này có khả năng chống chịu được với rầy nâu (cấp 3-5), bệnh vàng lùn, bệnh đạo ôn (cấp 3-5), và cho năng suất từ sáu đến tám tấn/ha/vụ. Giống nếp OM7348 được trồng khảo nghiệm 1.200 ha từ vụ đông xuân 2008-2009 và tiếp tục khảo nghiệm ở các vụ kế tiếp tại ĐBSCL. Kết quả cho thấy giống nếp này có khả năng kháng tương đối tốt với rầy nâu (cấp 3), bệnh đạo ôn (cấp 5) và cho năng suất từ năm đến bảy tấn/ha/vụ. Đây là giống nếp tốt phù hợp cho canh tác tại các vùng cho ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()