Nâng cao vị thế, vai trò của lực lượng cảnh sát Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia
In-tơ-pôn Việt Nam bàn giao đối tượng bị truy nã cho In-tơ-pôn Hàn Quốc. Ảnh: ĐCS Tháng 11-2011, Việt Nam được Đại hội đồng INTERPOL (In-tơ-pôn) đề cử đăng cai hội nghị thường niên lần thứ 80, tại Thủ đô Hà Nội. Đây là vinh dự lớn của Việt Nam, thể hiện sự tín nhiệm cao của Đại hội đồng In-tơ-pôn - tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế lớn nhất về lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, gồm 188 quốc gia thành viên.Hội nghị quốc tế này có số lượng đông nhất các quốc gia cùng tham dự do Việt Nam đăng cai, tổ chức với khoảng 1.300 đại biểu. Từ năm 1971, Liên hợp quốc đã công nhận In-tơ-pôn là một tổ chức liên chính phủ. Mục đích hoạt động của In-tơ-pôn là xây dựng và phát triển sự hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng cảnh sát các nước thành viên. Trước yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã chính thức tham gia tổ chức này và trở...
|
Hội nghị quốc tế này có số lượng đông nhất các quốc gia cùng tham dự do Việt Nam đăng cai, tổ chức với khoảng 1.300 đại biểu. Từ năm 1971, Liên hợp quốc đã công nhận In-tơ-pôn là một tổ chức liên chính phủ. Mục đích hoạt động của In-tơ-pôn là xây dựng và phát triển sự hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng cảnh sát các nước thành viên. Trước yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã chính thức tham gia tổ chức này và trở thành thành viên thứ 156 từ năm 1991. Việt Nam đăng cai Hội nghị quốc tế này thể hiện Đại hội đồng In-tơ-pôn tin tưởng Việt Nam sẽ tổ chức thành công hội nghị, bởi Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định, an ninh được bảo đảm, đồng thời, Việt Nam cũng đã thành công trong hoạch định và triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia nói riêng.
Qua 20 năm gia nhập Tổ chức In-tơ-pôn, lực lượng Công an nhân dân (CAND) Việt Nam đã hợp tác có hiệu quả với Cơ quan của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm và ma túy (UNODC), lực lượng công an, cảnh sát các nước thành viên của Tổ chức In-tơ-pôn, ASEANAPOL (A-xê-an-pôn) để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam, như tội phạm về ma túy, mua bán người, khủng bố quốc tế, truy nã tội phạm, rửa tiền, bắt truy nã… Thông qua hợp tác, đã tiếp nhận và xử lý gần 45 nghìn lượt thông tin tội phạm, trong đó có hơn 12 nghìn lượt thông tin liên quan đến công tác truy nã quốc tế, gần 13 nghìn lượt thông tin liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự xuyên quốc gia, hơn 3,3 nghìn lượt thông tin liên quan đến tội phạm kinh tế và ba nghìn lượt thông tin về tội phạm ma túy, hơn 12 nghìn lượt thông tin liên quan đến hoạt động truy nã, dẫn độ và hơn 13 nghìn lượt thông tin liên quan đến tương trợ tư pháp Hình sự. Qua 20 năm gia nhập tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, In-tơ-pôn Việt Nam đã góp phần chủ động trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của Việt Nam phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Thông qua kênh In-tơ-pôn, lực lượng Công an Việt Nam đã chủ động, sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, đồng thời coi trọng việc dự báo, nắm bắt tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam để kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp đưa ra những quyết sách đấu tranh phù hợp với từng loại tội phạm, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Chủ đề của Kỳ họp lần này là “Kết nối cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình hơn – Tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới”, Đại hội đồng In-tơ-pôn lần thứ 80 sẽ kiểm điểm, đánh giá việc triển khai thực hiện những Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác trong năm 2011, đề xuất chương trình hoạt động cũng như định hướng hoạt động ưu tiên cần thực hiện của Tổ chức trong năm 2012. Đồng thời, đưa ra các Nghị quyết về phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia mới đang diễn biến phức tạp trên thế giới, trong đó tập trung vào sáu lĩnh vực tội phạm ưu tiên của In-tơ-pôn là tội phạm về ma túy, tội phạm khủng bố, tội phạm mua bán người, tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về việc đăng cai tổ chức Kỳ họp Đại hội đồng In-tơ-pôn lần thứ 80, Bộ Công an đã chủ trì phối hợp các bộ, ngành Trung ương và UBND thành phố Hà Nội tích cực tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị như tiến công các loại tội phạm; tổ chức thực tập các phương án về chống khủng bố; gây rối biểu tình; bảo đảm an ninh; an toàn về y tế; trật tự an toàn giao thông; phòng, chống cháy nổ… Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất để tiếp đón các đại biểu từ khắp châu lục về dự hội nghị.
Đảm nhận đăng cai tổ chức kỳ họp thể hiện sự chủ động, quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong hội nhập quốc tế nói chung và phòng, chống tội phạm nói riêng; đồng thời, khẳng định cam kết thực hiện nghĩa vụ nước thành viên của Tổ chức In-tơ-pôn trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Kỳ họp lần này là cơ hội để Việt Nam khẳng định nỗ lực trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia với các nước trên toàn thế giới. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu sự trưởng thành, nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của lực lượng CAND Việt Nam nói riêng và của các cơ quan thi hành pháp luật nói chung. Qua hội nghị này, bạn bè quốc tế sẽ nâng tầm nhìn về Việt Nam; về thành công của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội. Đây cũng là dịp để chúng ta quảng bá đất nước, con người Việt Nam, về Thủ đô Hà Nội- Thành phố vì hòa bình, hình ảnh Việt Nam sẽ được nâng cao với những ưu thế, tiềm năng lớn.
Vinh dự, trách nhiệm cao, lực lượng CAND tích cực phối hợp các lực lượng, các ngành, các cấp hoàn thành tốt công tác chuẩn bị để kỳ họp Đại hội đồng In-tơ-pôn lần thứ 80 thành công.
Theo Nhandan
Ý kiến ()