LSO-Các công trình thuỷ lợi là một trong những hạng mục đầu tư tốn kém và mất nhiều công sức. Chính vì vậy, đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi, nâng cao năng lực tưới thiết kế, kéo dài tuổi thọ công trình, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài.Nhân dân xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình nạo vét kênh mương nội đồngTheo thống kê, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được trên 1.000 công trình thuỷ lợi kiên cố, trong đó có 271 hồ chứa, 692 đập dâng và 52 trạm bơm điện. Ngoài ra nhân dân còn tự đầu tư xây dựng trên 2.300 công trình tạm. Trong vòng vài năm trở lại đây, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn tỉnh đã huy động được hàng triệu ngày công, đầu tư hàng chục tỷ đồng để kiên cố hoá kênh mương, từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. Theo tinh toán, những công trình đó đảm bảo tưới cho 14.000 ha...
LSO-Các công trình thuỷ lợi là một trong những hạng mục đầu tư tốn kém và mất nhiều công sức. Chính vì vậy, đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi, nâng cao năng lực tưới thiết kế, kéo dài tuổi thọ công trình, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài.
|
Nhân dân xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình nạo vét kênh mương nội đồng |
Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được trên 1.000 công trình thuỷ lợi kiên cố, trong đó có 271 hồ chứa, 692 đập dâng và 52 trạm bơm điện. Ngoài ra nhân dân còn tự đầu tư xây dựng trên 2.300 công trình tạm. Trong vòng vài năm trở lại đây, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn tỉnh đã huy động được hàng triệu ngày công, đầu tư hàng chục tỷ đồng để kiên cố hoá kênh mương, từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. Theo tinh toán, những công trình đó đảm bảo tưới cho 14.000 ha lúa và hoa màu vụ xuân; 26.000 ha lúa mùa… Tức là khoảng 70% diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình đã xuống cấp, năng lực tưới chỉ đạt 70%, thậm chí 50% so với thiết kế. Cá biệt nhiều công trình thuỷ lợi đã bị “bức tử” bởi người dân canh tác dưới lòng hồ như ở Văn Lãng, Lộc Bình. Như vậy con số chủ động nước tưới cho 70% diện tích đất canh tác là hoàn toàn không thuyết phục. Các công trình thuỷ lợi có tác dụng là điều tiết nước cho các cánh đồng, nhưng có một thực trạng xảy ra khá phổ biến là vào mùa khô, khi nhu cầu nước cho sản xuất cao nhất thì hồ, đập…lại hết nước. Cách đây gần 2 năm, trong chuyến đi thị sát về các công trình thuỷ lợi, đồng chí Vy Văn Thành, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh nhận xét: Chính những huyện có nhiều công trình thuỷ lợi như Tràng Định, Hữu Lũng thì lại hay xảy ra hạn hán. Nguyên nhân của tình trạng này chính là việc điều tiết nước thiếu hợp lý và những bất cập trong phân cấp, quản lý, sử dụng, làm cho các công trình bị xuống cấp.Theo Quyết định số 73/2001/QĐ-UB, ngày 28/12/2001 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi, UBND các huyện, thành phố được giao quản lý 621 công trình; Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi các huyện, thành phố (nay là Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi) quản lý trên 330 công trình thuỷ lợi lớn. Nhưng thực chất chỉ có những công trình thuỷ lợi giao cho các xí nghiệp là có người quản lý, còn lại trên 600 công trình hầu hết trong tình trạng “ vô chủ”. Một số huyện đã tiến hành giao khoán quản lý công trình thuỷ lợi cho hộ và nhóm hộ, nhưng chưa có cơ chế hoặc điều lệ hoạt động cụ thể, chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, đơn vị quản lý và của người được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình, như vậy không có cơ sở vững chắc để các tổ chức cá nhân làm tốt công tác quản lý và khai thác. Nhân dân là đối tượng khai thác sử dụng chính, nhưng các công trình thuỷ lợi chủ yếu do nhà nước quản lý, duy tu và sửa chữa nên các công trình chưa có chủ thực sự. Những công trình do các xí nghiệp quản lý, tuy đã có chủ, nhưng thực tế, trình độ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra theo quyết định của Bộ NN&PTNT về yêu cầu năng lực kỹ thuật của đơn vị quản lý công trình. Những nguyên nhân trên làm cho hiệu quả của các công trình bị hạn chế và hạn hán vẫn xảy ra.
Hiện nay các ngành đang tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế phân cấp quản lý mới, cơ chế mới này sẽ khắc phục được rất nhiều những hạn chế, tồn tại cũ. Điểm quan trọng nhất là đẩy mạnh việc thành lập các hợp tác xã dùng nước và tăng cường giao các công trình thuỷ lợi cho hộ, nhóm hộ quản lý trên cơ sở có quy định trách nhiệm pháp lý rõ ràng, đảm bảo mọi công trình đều có chủ thực sự. Hầu hết các công trình thuỷ lợi do địa phương quản lý có quy mô nhỏ, phục vụ nước tưới cho một bộ phận dân cư ở địa phương đó, cần nhất là tuyên truyền, vận động để nhân dân có ý thức tự giác quản lý, bảo vệ và sử dụng công trình đó một cách có hiệu quả. Với rất nhiều nỗ lực, tỉnh ta đã có một hệ thống các công trình thuỷ lợi to lớn, tạo thuận lợi cho sản xuất. Để quản lý, bảo vệ và điều tiết, đảm bảo các công trình phát huy hết năng lực theo thiết kế, đẩy mạnh xã hội hoá thuỷ lợi là một giải pháp tối ưu. Đương nhiên, muốn vậy cần phải có những mô hình điểm giao cho người dân tham gia quản lý công trình thuỷ lợi và từ đó nhân ra diện rộng.
Lê Minh
Ý kiến ()