Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành dệt may
Nhằm thực hiện Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Dự án do Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO tài trợ, ngày 21/11, Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận”.Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đáng kể. Cụ thể, từ năm 2001 – 2010, dệt chỉ có tốc độ tăng trưởng bình quân 8,07%/năm, đang giảm một cách tương đối so với cả nước (11,64%); còn may mặc có tốc độ tăng trưởng bình quân 17,04%/năm, trong đó giai đoạn 2006 – 2010 giảm đáng kể so với giai đoạn 2001 – 2005 và thấp hơn cả nước (18,42%).Riêng năm 2011, xuất khẩu sản phẩm may mặc đạt 2,2 tỉ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Đồng thời, 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu may mặc đạt 1,77...
Nhằm thực hiện Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Dự án do Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO tài trợ, ngày 21/11, Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận”.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đáng kể. Cụ thể, từ năm 2001 – 2010, dệt chỉ có tốc độ tăng trưởng bình quân 8,07%/năm, đang giảm một cách tương đối so với cả nước (11,64%); còn may mặc có tốc độ tăng trưởng bình quân 17,04%/năm, trong đó giai đoạn 2006 – 2010 giảm đáng kể so với giai đoạn 2001 – 2005 và thấp hơn cả nước (18,42%).
Riêng năm 2011, xuất khẩu sản phẩm may mặc đạt 2,2 tỉ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Đồng thời, 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu may mặc đạt 1,77 tỉ USD, chiếm 19,75 tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 9,5% so với cùng kỳ.
Theo các chuyên gia, sự lúng túng trong việc tham gia hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may ở những khâu và phương thức đem lại giá trị gia tăng cao của ngành dệt may Việt Nam là biểu hiện của tình trạng thiếu sự hỗ trợ của cụm ngành như yếu kém về cơ sở hạ tầng, hậu cần xuất nhập khẩu, đào tạo thiết kế… Đồng thời, vai trò của các cụm ngành máy móc thiết bị, hóa chất còn mờ nhạt, chưa hỗ trợ phù hợp cho hoạt động sản xuất của ngành dệt may. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận, không thể tách rời ngành này ra khỏi tổng thể các ngành công nghiệp chế tạo – chế biến, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế của thành phố.
Ông Vũ Thành Tự Anh – chuyên gia Viện chính sách Công (IPP) cho biết: Các hoạt động thuộc Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai theo chiều sâu, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thành phố và mở rộng ra các địa phương lân cận, nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành của thành phố, góp phần thực hiện các liên kết cụm ngành trong vùng. Bên cạnh đó, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được lợi thế trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, là một trong những hoạt động trọng tâm của Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố ở giai đoạn này. Theo chương trình, sau ngành dệt may, nhóm nghiên cứu sẽ nhân rộng ra các cụm ngành quan trọng khác như: điện – điện tử, công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()