Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước
Thời gian qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã chủ động, tích cực đổi mới, cải cách phương thức quản lý, điều hành, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước (NSNN). Qua khảo sát hoạt động nghiệp vụ kho bạc ở bốn tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên cho thấy, việc đổi mới, cải cách này còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ, nâng cao chất lượng kiểm soát, xử lý nhanh chi ngân sách, báo cáo kịp thời tình hình ngân sách, phục vụ đắc lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp.Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tinHai năm qua, hệ thống KBNN đã đưa vào vận hành hệ thống Thông tin kho bạc quản lý ngân sách (TABMIS), thay thế chương trình phần mềm trước (KTKB). Từ thí điểm thực hiện ở một số địa phương đến mở rộng triển khai trên cả nước, TABMIS đã phát huy ưu thế hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành ngân sách.Theo Giám đốc KBNN Quảng Ninh Nguyễn...
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin
Hai năm qua, hệ thống KBNN đã đưa vào vận hành hệ thống Thông tin kho bạc quản lý ngân sách (TABMIS), thay thế chương trình phần mềm trước (KTKB). Từ thí điểm thực hiện ở một số địa phương đến mở rộng triển khai trên cả nước, TABMIS đã phát huy ưu thế hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành ngân sách.
Theo Giám đốc KBNN Quảng Ninh Nguyễn Quang Vinh, việc triển khai dự án TABMIS có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý NSNN, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong quản lý ngân sách, bảo đảm an ninh tài chính. KBNN Quảng Ninh hiện đã làm chủ chương trình, giảm bớt thời gian làm việc trong ngày, thực hiện thành công giao diện thanh toán điện tử với các chương trình khác, tiến hành kết sổ trong ngày. Dự án 'Hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế – KBNN – Hải quan – Tài chính' (gọi tắt là TCS) được thực hiện thành công tại hệ thống KBNN Quảng Ninh. Chương trình phần mềm TCS có giao diện phù hợp với chương trình TABMIS, có ý nghĩa bổ trợ cho việc triển khai dự án. Trên cơ sở khai thác hai chương trình này, KBNN Quảng Ninh đã thực hiện ủy nhiệm thu NSNN cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn tại các KBNN cấp huyện, ủy nhiệm thu về xử lý vi phạm hành chính tại một số KBNN này, tạo thuận tiện cho người nộp thuế, nộp phạt, giảm khối lượng công việc của kho bạc, tập trung nhanh, kịp thời các khoản thu, đồng thời trao đổi thông tin đầy đủ, nhanh chóng về tình hình thu nộp NSNN. Giám đốc KBNN Hạ Long Lê Thị Hồng Vân cho biết, từ tháng 3-2010, ủy nhiệm thu NSNN và thu phạt vi phạm hành chính cho Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Quảng Ninh. Chi nhánh đã tổ chức năm điểm thu trên địa bàn thành phố, có doanh số thu gấp bốn lần của KBNN Hạ Long. Người nộp thuế trước đây chỉ biết đến kho bạc để nộp, nay có thêm rất nhiều điểm thu của ngân hàng thương mại, với đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, khả năng giao tiếp, hướng dẫn dễ hiểu, tổ chức thu nhanh chóng, kịp thời, tạo nhiều thuận lợi. Còn KBNN Móng Cái đã phối hợp tốt với chi cục thuế, hải quan, Trạm kiểm soát liên hợp, ủy quyền thu NSNN cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Móng Cái thực hiện, tạo thuận lợi cho khách hàng nộp tiền trên địa bàn, giảm bớt khách hàng đến giao dịch trực tiếp với kho bạc.
Hải Phòng là nơi thực hiện thí điểm hệ thống TABMIS và quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Nhờ đó, KBNN Hải Phòng đã phối hợp với cơ quan tài chính, thuế, hải quan thực hiện tốt các khoản thu NSNN, hoàn thuế và phân chia các khoản thu cho ngân sách các cấp chính xác, đúng tỷ lệ quy định. Theo Giám đốc KBNN Hải Phòng Nguyễn Thị Bích Vân, công tác phối hợp thu giữa KBNN Hải Phòng và ngân hàng thương mại thực hiện tốt, bảo đảm mọi chứng từ thu NSNN đều được hạch toán trên chương trình TCS giao diện với TABMIS, tình trạng nhập thiếu thông tin, sai dữ liệu trên chứng từ đã giảm hẳn, rút ngắn thời gian nhập dữ liệu tại đơn vị. Công tác thanh toán điện tử và thanh toán bù trừ với ngân hàng duy trì ổn định, các khoản thanh toán đều được thực hiện chính xác, đáp ứng nhanh mọi nhu cầu chi trả của các đơn vị thụ hưởng NSNN. Đặc biệt từ tháng 10-2010, thực hiện chuyển thanh toán qua kênh thanh toán liên ngân hàng, bỏ phương thức bù trừ thủ công, đã giảm tải được khối lượng công việc rất lớn và tạo điều kiện thanh toán nhanh cho khách giao dịch. Điều có ý nghĩa quan trọng là đẩy nhanh tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, tập trung, điều chuyển nhanh các nguồn thu NSNN, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, điều hành.
Công tác tham mưu hiệu quả
Với chức năng kiểm soát chi NSNN, huy động vốn phục vụ sự quản lý, điều hành của Nhà nước, nhiều đơn vị kho bạc đã phát huy đặc điểm, thế mạnh của hoạt động nghiệp vụ, tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền các cấp về cập nhật, đánh giá tình hình, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sử dụng hiệu quả, đúng pháp luật NSNN, nhất là đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Giám đốc KBNN Hải Dương Nguyễn Thị Huê cho biết, đơn vị cùng các ngành kinh tế, tài chính tổng hợp, thẩm định các dự án, có ý kiến xác đáng về những vấn đề kinh tế-kỹ thuật, tham mưu cho UBND tỉnh quyết định đầu tư các dự án có hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm… Với sự tham mưu hiệu quả của KBNN Hải Dương, năm vừa qua, địa phương thực hiện đầu tư tập trung, bố trí nguồn vốn hợp lý hơn, nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao trong cả nước.
Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cũng được KBNN Hưng Yên hết sức quan tâm và đạt hiệu quả đáng kể. KBNN Hưng Yên đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, tài chính trong điều hành quỹ NSNN. Không ngừng cải tiến quy trình nâng cao chất lượng công tác thu NSNN, xử lý kịp thời các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, hạch toán, điều tiết chính xác, kịp thời cho các cấp ngân sách theo đúng tỷ lệ quy định. Cung cấp thông tin chuẩn xác, cập nhật, giúp chính quyền các cấp điều hành linh hoạt, hiệu quả NSNN và hoạt động của nền kinh tế. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, kho bạc cũng phối hợp các ban, ngành liên quan, kịp thời phổ biến, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các quy định mới; đôn đốc hoàn thành hồ sơ gửi kho bạc để thực hiện thanh toán, kiểm soát; tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán, quyết toán, bảo đảm sử dụng vốn đầu tư ngân sách đúng kế hoạch, hiệu quả…
Theo Nhandan
Ý kiến ()