Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được trên 1.000 công trình thuỷ lợi kiên cố, trong đó có 271 hồ chứa, 692 đập dâng và 52 trạm bơm điện. Ngoài ra nhân dân còn tự đầu tư xây dựng trên 2.300 công trình tạm. Trong vòng vài năm trở lại đây, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn tỉnh đã huy động được hàng triệu ngày công, đầu tư hàng chục tỷ đồng để kiên cố hoá kênh mương, từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. Theo tính toán, những công trình đó đảm bảo tưới cho 14.000 ha lúa và hoa màu vụ xuân; 26.000 ha lúa mùa… tức là khoảng 70% diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình đã xuống cấp, năng lực tưới chỉ đạt 70%, thậm chí 50% so với thiết kế. Theo phân cấp, Công ty TNHH một thành viên khai thác các công trình thủy lợi quản lý 330 công trình thủy lợi lớn, hầu như chỉ những công trình thủy lợi này là có chủ thực sự. Số còn lại giao cho các địa phương quản lý, tình trạng tương tự như ở Bắc Sơn. Đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới các công trình chưa phát huy được hết năng lực tưới theo thiết kế. Việc thành lập các tổ hợp tác dùng nước và tăng cường giao các công trình thuỷ lợi cho hộ, nhóm hộ quản lý trên cơ sở có quy định trách nhiệm pháp lý rõ ràng, đảm bảo mọi công trình đều có chủ thực sự là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi.
LSO-Đối với tỉnh miền núi như Lạng Sơn, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi rất tốn kém và mất nhiều công sức. Việc xây đã khó, nhưng việc quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng ra sao còn khó hơn rất nhiều. Ngoài hưởng lợi từ nguồn nước ở đập Tam Hoa, trên địa bàn xã Long Đống, huyện Bắc Sơn còn có khá nhiều các công trình thủy lợi nhỏ như đập Phai Rầm, hồ Tà Phung, đập Rọ Cái, Khuôn Muỗng… Theo phân cấp quản lý, đập Tam Hoa là hồ lớn, cung cấp nước tưới cho 5 xã, thuộc sự quản lý của Xí nghiệp thủy nông huyện, còn lại là các công trình nhỏ thuộc sự quản lý của địa phương. Trên thực tế chỉ có đập Tam Hoa do Xí nghiệp thủy nông quản lý là có chủ thực sự, còn các công trình do địa phương quản lý rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Đập Vài Cà, xã Gia Lộc huyện Chi Lăng đảm bảo tích nước cho sản xuất – Ảnh: Gia Huy
Ông Hoàng Công Thiện, Chủ tịch UBND xã Long Đống cho biết: các công trình thủy lợi nhỏ, thực tế là huyện quản lý, rồi giao cho các xã quản lý, xã lại giao cho các thôn được hưởng lợi quản lý. Chính bởi vậy nên trách nhiệm quản lý các công trình rất chung chung. Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn huyện Bắc Sơn có khoảng trên 100 công trình thủy lợi nhỏ thuộc sự quản lý của địa phương và tình trạng quản lý cơ bản đều tương đồng với đặc điểm ở Long Đống. Ông Vũ Văn Hoạch, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Sơn chia sẻ: thực tế, trong năm 2004, toàn huyện đã thành lập 101 tổ hợp tác dùng nước, có trách nhiệm quản lý, điều tiết và tu bổ các công trình thủy lợi nhỏ, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động cầm chừng, các tổ hợp tác này đã ngừng hoạt động. Thực chất các tổ hợp tác này là do các nhóm hộ được hưởng lợi từ công trình thủy lợi hợp tác với nhau để quản lý, tu sửa công trình, nhưng do không có kinh phí hoạt động nên mô hình này đã sớm bị “chết yểu”. Trong vòng 2 năm trở lại đây, mỗi năm kinh phí sự nghiệp thủy lợi của Bắc Sơn ở vào khoảng trên 1 tỷ đồng, nhưng thực chất nguồn này chủ yếu dùng vào việc nâng cấp và xây mới. Trong khi đó, nhân dân đã được miễn thủy lợi phí, nên khoản kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng là rất ít. Ông Hoạch cho biết: hiện nay phòng chuyên môn đang tích cực thống kê, tổng hợp các số liệu và hướng dẫn các địa phương thành lập lại các tổ hợp tác dùng nước theo hướng dẫn ngày 26/10/2011 của sở Tài chính và hướng dẫn về việc thành lập và phát triển các tổ hợp tác dùng nước ngày 1/11/2011 của Sở NN&PTNT. Các tổ hợp tác này vẫn là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thủy lợi làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn thôn, hoặc liên thôn, xã… Mục tiêu, nhiệm vụ; tổ chức hoạt động; điều hành, tài sản, tài chính… đã được hướng dẫn một cách cụ thể và phù hợp, đảm bảo được sự hoạt động lâu dài và hiệu quả.
Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi ở xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn – Ảnh: Lê Minh
Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được trên 1.000 công trình thuỷ lợi kiên cố, trong đó có 271 hồ chứa, 692 đập dâng và 52 trạm bơm điện. Ngoài ra nhân dân còn tự đầu tư xây dựng trên 2.300 công trình tạm. Trong vòng vài năm trở lại đây, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn tỉnh đã huy động được hàng triệu ngày công, đầu tư hàng chục tỷ đồng để kiên cố hoá kênh mương, từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. Theo tính toán, những công trình đó đảm bảo tưới cho 14.000 ha lúa và hoa màu vụ xuân; 26.000 ha lúa mùa… tức là khoảng 70% diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình đã xuống cấp, năng lực tưới chỉ đạt 70%, thậm chí 50% so với thiết kế. Theo phân cấp, Công ty TNHH một thành viên khai thác các công trình thủy lợi quản lý 330 công trình thủy lợi lớn, hầu như chỉ những công trình thủy lợi này là có chủ thực sự. Số còn lại giao cho các địa phương quản lý, tình trạng tương tự như ở Bắc Sơn. Đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới các công trình chưa phát huy được hết năng lực tưới theo thiết kế. Việc thành lập các tổ hợp tác dùng nước và tăng cường giao các công trình thuỷ lợi cho hộ, nhóm hộ quản lý trên cơ sở có quy định trách nhiệm pháp lý rõ ràng, đảm bảo mọi công trình đều có chủ thực sự là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()