Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại - đầu tư Việt Nam - Lào
Người tiêu dùng Lào tham quan Hội chợ Thương mại Việt Nam - Lào 2011. Hoạt động thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 2005 - 2008 phát triển mạnh, với tốc độ trung bình 30 - 40%/năm, từ mức khiêm tốn 45 triệu USD/năm đầu những năm 1990 đã lên đến 422 triệu USD năm 2008.Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, kim ngạch hai chiều có giảm, nhưng đã dần lấy lại phong độ, năm 2010 kim ngạch mậu dịch hai chiều đạt 490 triệu USD, tăng 17,3% so năm 2009, trong đó xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Lào đạt 198 triệu USD tăng 17,2% và nhập khẩu (NK) từ Lào đạt 292 triệu USD, tăng 17,4%. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa hai nước đạt 734 triệu USD, tăng 49,8% so năm trước, trong đó XK của Việt Nam sang Lào là 274 triệu USD, tăng 38,1%, vượt 10% mức kế hoạch năm, NK từ Lào đạt 460 triệu USD, tăng 57,5% so năm 2010, năm 2012 sẽ phấn đấu kim ngạch hai chiều một tỷ USD. Hàng Việt Nam XK sang Lào chiếm...
Người tiêu dùng Lào tham quan Hội chợ Thương mại Việt Nam – Lào 2011. |
Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, kim ngạch hai chiều có giảm, nhưng đã dần lấy lại phong độ, năm 2010 kim ngạch mậu dịch hai chiều đạt 490 triệu USD, tăng 17,3% so năm 2009, trong đó xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Lào đạt 198 triệu USD tăng 17,2% và nhập khẩu (NK) từ Lào đạt 292 triệu USD, tăng 17,4%. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa hai nước đạt 734 triệu USD, tăng 49,8% so năm trước, trong đó XK của Việt Nam sang Lào là 274 triệu USD, tăng 38,1%, vượt 10% mức kế hoạch năm, NK từ Lào đạt 460 triệu USD, tăng 57,5% so năm 2010, năm 2012 sẽ phấn đấu kim ngạch hai chiều một tỷ USD.
Hàng Việt Nam XK sang Lào chiếm tỷ trọng lớn nhất là tái xuất xăng dầu (khoảng 24%), tiếp theo là sắt thép, phương tiện vận tải, hàng dệt may, than đá, máy móc thiết bị, dây điện và cáp điện. Nhiều mặt hàng chất lượng cao, thương hiệu uy tín của Việt Nam đã đứng chân khá vững trên thị trường Lào, cạnh tranh được với hàng của Thái-lan, Trung Quốc. Việt Nam NK từ Lào chủ yếu là gỗ nguyên liệu và kim loại thường, trong đó NK gỗ từ Lào năm 2011 tăng đột biến, đạt 313,6 triệu USD, tăng 93% so năm 2010, chiếm 68% kim ngạch NK từ Lào.
Chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2008 – 2015, đang được triển khai tích cực. Hằng năm, trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia, Bộ Công thương Việt Nam phối hợp Bộ Công thương Lào tổ chức hội chợ tại thủ đô Viêng Chăn vào dịp Quốc khánh Lào, trở thành điểm hẹn của doanh nghiệp (DN) hai nước. Hai bên bước đầu còn mở hội chợ tại các tỉnh của Lào như Chăm-pa-sắc, Luông Pra-bang. Hoạt động buôn bán của các chợ biên giới ngày thêm sầm uất. Các khu kinh tế cửa khẩu được hình thành ở các cửa khẩu quốc tế, tạo điểm nhấn trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Hai bên dành ưu đãi thuế suất thuế NK 0% – 5% (theo AFTA) cho hầu hết các mặt hàng có xuất xứ từ mỗi nước, chỉ giữ lại hai danh mục gồm: các mặt hàng nhạy cảm và danh mục áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan trong đó mức hạn ngạch ưu đãi đối với mặt hàng gạo là 70 nghìn tấn/năm, mặt hàng lá thuốc lá là 3.000 tấn/năm.
Đến 31-3, đã có 212 dự án được các DN Việt Nam đầu tư vào Lào, với tổng vốn 3,45 tỷ USD. Chỉ riêng năm 2011, Việt Nam có 15 dự án được cấp phép đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đạt gần 500 triệu USD. Đầu tư của Việt Nam được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào. Lào cũng là nước thu hút vốn từ Việt Nam nhiều nhất trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Nhìn hình thái đầu tư của Việt Nam vào Lào càng thấy rõ năng lực kinh tế cả hai phía. Những năm đầu tiên, là các liên doanh sản xuất mì ăn liền, sản xuất nhựa, chế biến gỗ, sản xuất muối ka-li, trồng cao-su, mía đường. Mấy năm gần đây là sản xuất thép, thủy điện, thăm dò dầu khí, khai thác khoáng sản. Những dự án công nghiệp lớn đầu tư vào Lào sẽ làm gia tăng nhu cầu NK nhiều loại máy móc thiết bị từ Việt Nam, vừa tăng kim ngạch, vừa cải thiện cơ cấu cũng như hàng hóa, góp phần nâng cao chất lượng của quan hệ thương mại.
Tuy vậy, những kết quả trên chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, với quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Cũng do đặc thù chiều dài toàn tuyến biên giới hơn hai nghìn km, tình trạng buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại qua vùng biên diễn ra phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Hàng nhập lậu qua biên giới hai nước chủ yếu là rượu ngoại, mỹ phẩm, điện thoại di động, đồ điện tử, đường kính, lâm sản, phụ tùng ô-tô, ô-tô tạm nhập tái xuất. Nóng bỏng nhất là thuốc lá ngoại. Lượng thuốc lá nhập lậu từ Lào vào thị trường nước ta ước khoảng 150 triệu bao/năm, làm thất thu thuế mỗi năm khoảng hơn 80 triệu USD.
Trước tình hình đó, hai bên đã có bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong công tác quản lý thị trường.
Tiếp tục thúc đẩy thực hiện các cam kết về thương mại giữa hai nước trong đề án “Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Lào giai đoạn 2008 – 2015”, hai bên hỗ trợ các DN tham gia các hoạt động XTTM của Việt Nam tại Lào. Tiếp tục nâng cao chất lượng hội chợ Viêng Chăn, mở thêm hội chợ tại các tỉnh bắc, trung, nam của Lào. Tạo điều kiện để các DN của Lào vào Việt Nam tham gia các sự kiện XTTM. Sớm xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại Lào và hàng hóa của Lào tại Việt Nam. Khuyến khích doanh nghiệp hai nước tham gia các hoạt động XTTM trong khuôn khổ hợp tác hành lang kinh tế Đông – Tây. Quy hoạch phát triển chợ biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2020, trong đó tiếp tục triển khai Dự án nâng cấp chợ biên giới Đin Đăm, huyện Nọng Hét tỉnh Xiêng Khoảng; Xây dựng Quy chế chung cho loại hình chợ này. Tập trung phát triển các khu kinh tế: Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) – Đen-sa-vẳn (Sa-va-na-khẹt), Tây Trang (Điện Biên) – Pang Hốc (Phong-sa-ly) Bờ Y (Kon Tum) – Phu-cư-a (At-ta-pư).
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự đầu tư sản xuất của Việt Nam tại Lào, sớm có nhiều vật tư hàng hóa, làm phong phú hàng hóa trao đổi giữa hai nước, và lan tỏa sang nước thứ ba. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng chức năng của hai bên trong việc phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, lành mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước, phấn đấu đạt mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều vào năm 2015 đạt hai tỷ USD đến năm 2020 lên bốn tỷ USD.
Theo Nhandan
Ý kiến ()