Nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy
Lực lượng Cảnh sát PCCC TP Hà Nội diễn tập chữa cháy. Ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC). Có thể nói, đây là một trong những Pháp lệnh ra đời sớm nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đối với công tác PCCC.Pháp lệnh ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng cho mọi hoạt động PCCC, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác PCCC, đưa công tác này ngày càng đi vào nền nếp.Trong 40 năm thực hiện Pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC (4-10-1961 - 4-10-2001), với sự phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, với vai trò nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC, công tác PCCC đã đạt những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Triển khai thực...
|
Pháp lệnh ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng cho mọi hoạt động PCCC, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác PCCC, đưa công tác này ngày càng đi vào nền nếp.
Trong 40 năm thực hiện Pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nướcđối với công tác PCCC (4-10-1961 – 4-10-2001), với sự phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, với vai trò nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC, công tác PCCC đã đạt những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Triển khai thực hiện Pháp lệnh, lực lượng Cảnh sát PCCC từ Trung ương đến địa phương được thành lập trên toàn miền bắc. Năm 1975, đất nướcthống nhất, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Phòng Cảnh sát PCCC thuộc các Sở, Ty Công an (nay là công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Từ đó, hiệu lực quản lý nhà nướcđối với công tác PCCC tại các bộ, ngành và địa phương được nâng lên rõ rệt. Từng nhà máy, công trường, nông trường, trụ sở cơ quan, đơn vị… có nguy hiểm về cháy, nổ được đưa vào diện quản lý về PCCC, trong đó có nhiều công trình được đưa vào quản lý về PCCC ngay từ khi còn trên bản vẽ thiết kế đến quá trình hoạt động sau này; một số tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn PCCC cho nhà ở và công trình cũng như quy định về quản lý, sử dụng, vận chuyển chất cháy, chất nổ… được các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng và đưa vào áp dụng. Phong trào toàn dân tham gia PCCC tại các khu dân cư, các cơ quan, đơn vị trong các thời gian này cũng phát triển mạnh mẽ, điển hình là phong trào làm bếp an toàn; phong trào “Phòng gian, phòng gián, phòng hỏa” những năm 60 – 70 của thế kỷ trước; phong trào chấm điểm thi đua Bảo hộ lao động – phòng, chống cháy, nổ; phong trào “Phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi” trong những năm 80 của thế kỷ trước… Đặc biệt, là từ ngày 4-6-1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 4-10 hằng năm là “Ngày toàn dân PCCC” đã huy động được đông đảo nhân dân tham gia các hoạt động PCCC và trở thành ngày hội PCCC.
Ra đời trong hoàn cảnh đất nướccòn nhiều khó khăn, lực lượng mỏng, trang bị phương tiện còn thiếu và thô sơ, song được sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước , trực tiếp là Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát PCCC đã kề vai sát cánh cùng toàn quân, toàn dân bước vào cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, chống chiến tranh phá hoại miền bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ. Trong “mưa bom, bão đạn”, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC đã mưu trí, dũng cảm hướng dẫn nhân dân sơ tán, ngụy trang tài sản, chiến đấu dập tắt kịp thời hàng nghìn vụ cháy, bảo vệ hàng nghìn nóc nhà, hàng vạn tấnlương thực, vũ khí đạn dược, xăng dầu… nhiều cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Cảnh sát PCCC đã anh dũng hy sinh, góp phần tô thắm trang sử vàng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân.
Bước vào thời kỳ đổi mới và thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an xây dựng dự án Luật PCCC và được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 4-10-2001. Đây là văn bản pháp lý cao nhất thể hiện tính kế thừa từ Pháp lệnh PCCC năm 1961 và tính thực tiễn dựa trên cơ sở yêu cầu phát triển của đất nước. Sau mười năm thi hành Luật PCCC, hiệu lực quản lý nhà nướcvề PCCC được tăng cường, tạo sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện công tác PCCC của người đứng đầu chính quyền, cơ sở và các tầng lớp nhân dân; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được mở rộng, thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ, đầu tư về khoa học-kỹ thuật, trang bị phương tiện PCCC từ các tổ chức quốc tế và một số nướcphát triển như Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ, Phần Lan, Áo…
Các bộ, ngành, UBND các cấp ngày càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định an toàn về PCCC. Nhiều địa phương, lãnh đạo UBND đã trực tiếp đi kiểm tra công tác PCCC, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp về PCCC trong phạm vi quản lý của mình; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện cho các hoạt động PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Phong trào toàn dân PCCC được đẩy mạnh ở địa phương. Trong đó, nhiều phong trào đi vào hoạt động có hiệu quả, trở thành những điển hình trong phong trào toàn dân PCCC, thể hiện chiều sâu trong công tác tuyên truyền và vận động quần chúng PCCC.
Với chức năng giúp Chính phủ quản lý Nhà nướcvề PCCC, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện các biện pháp, giải pháp an toàn PCCC. Công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC đã có những bước đột phá quan trọng, nhiều địa bàn trọng điểm về cháy, nổ đã được tăng cường về lực lượng và phương tiện PCCC. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thí điểm thành lập Sở Cảnh sát PCCC tại TP Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướcđối với công tác PCCC tại Trung tâm kinh tế, chính trị lớn này. Sau ba năm thí điểm thành lập, mô hình Sở Cảnh sát PCCC được các cấp, các ngành đánh giá là mô hình tốt, cần nhân rộng. Đến nay, toàn quốc có tám Sở Cảnh sát PCCC và 55 Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ với hơn 8.000 CBCS. Mỗi năm, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ đã cứu được khối lượng tài sản trị giá từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng, hướng dẫn thoát nạn và cứu được hàng trăm người thoát khỏi đám cháy và các tai nạn khác.
Qua 40 năm thi hành pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nướcđối với công tác PCCC và mười năm thực hiện Luật PCCC, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đã không ngừng noõ lực phấn đấu trong việc tổ chức và thực hiện công tác PCCC, kiềm chế được sự gia tăng về số vụ thiệt hại do cháy gây ra, gòp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đóng vai trò quan trọng thực hiện thành công chủ trươngcủa Đảng về phát triển kinh tế – xã hội trong những năm đổi mới của đất nước. Ghi nhận những công lao đóng góp của lực lượng PCCC, Đảng và Nhà nướcphong danh hiệu Anh hùng LLVTND tặng 15 đơn vị Cảnh sát PCCC; tặng thưởng hai Huân chương Hồ Chí Minh, một Huân chương Độc lập hạng nhất, một Huân chương Quân công hạng nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý khác tặng các đơn vị.
Theo quy luật, kinh tế – xã hội phát triển, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ngày càng nhiều; tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nhà cao tầng được xây dựng; nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng như xăng dầu, khí đốt, điện, hóa chất tăng mạnh cùng với hậu quả của việc biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn kéo dài, các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần… sẽ kéo theo những nguy cơ gây cháy, nổ ngày càng tăng. Đây là những yếu tố tác động không nhỏ đến công tác PCCC. Do đó, thời gian tới, cán bộ, ngành, UBND các cấp, các tầng lớp nhân dân và nhất là lực lượng Cảnh sát PCCC cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nướcđối với công tác PCCC; thực hiện có hiệu quả Luật PCCC; hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn, cứu hộ; đơn giản hóa các thủ tục hành chính về công tác PCCC theo Nghị quyết 25/CP của Chính phủ; hoàn thiện Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở về PCCC từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai hiệu quả nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.
Vận dụng thực hiện tốt nguyên tắc “Lấy phòng ngừa là chính”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC, công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC và cứu nạn, cứu hộ; duy trì hoạt động của lực lượng tại chỗ; nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cơ sở đối với công tác PCCC; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tiến tới xã hội hóa công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Nâng cao chất lượng cán bộ, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Tăng cường biên chế, đầu tư trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, nhất là các địa bàn trọng điểm về cháy, nổ, tiến tới kiện toàn tổ chức và xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ thật sự chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ngang tầm với năng lực và mô hình tổ chức của các nướctrong khu vực và trên thế giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn, cứu hộ, hội nhập và tích cực vào các tổ chức PCCC quốc tế và khu vực; khai thác nguồn vốn ODA, các nguồn viện trợ của nướcngoài để tăng mức đầu tư trang bị phương tiện hiện đại cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()