Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy
Công an PCCC tỉnh Đồng Nai và lực lượng PCCC Công ty vận chuyển khí Đông Nam Bộ diễn tập phương án PCCC tại Trung tâm phân phối khí Nhơn Trạch (Đồng Nai). Ảnh: HỒ THẾ HÁN Bác Hồ đã dạy: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC), lời dạy của Bác luôn là kim chỉ nam quyết định sự thành bại trong việc thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CHCN), bảo vệ bình yên cuộc sống, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Thực tế, vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác PCCC đã được thể chế hóa trong Pháp lệnh đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quy định về quản lý của Nhà nước, đối với công tác PCCC được công bố ngày 4-10-1961. Thực hiện Pháp lệnh và lời dạy của Bác, lực lượng Cảnh sát PCCC luôn giữ vai trò nòng cốt, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật...
Công an PCCC tỉnh Đồng Nai và lực lượng PCCC Công ty vận chuyển khí Đông Nam Bộ diễn tập phương án PCCC tại Trung tâm phân phối khí Nhơn Trạch (Đồng Nai). Ảnh: HỒ THẾ HÁN |
Thực tế, vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác PCCC đã được thể chế hóa trong Pháp lệnh đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quy định về quản lý của Nhà nước, đối với công tác PCCC được công bố ngày 4-10-1961. Thực hiện Pháp lệnh và lời dạy của Bác, lực lượng Cảnh sát PCCC luôn giữ vai trò nòng cốt, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) như “phòng gian, phòng hỏa, phòng không”, phong trào “Làm bếp an toàn”, “Đội Thiếu niên chim xanh”… Những phong trào này đã tạo cơ sở, nền tảng trong công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền bắc, nội dung của phong trào quần chúng PCCC gắn liền với các nhiệm vụ trọng yếu của ngành Công an là đấu tranh phòng, chống gián điệp, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngụy trang, sơ tán tài sản, chữa cháy, xóa mục tiêu bắn phá của địch, bảo vệ thành quả sản xuất của miền bắc XHCN và chi viện cho tiền tuyến miền nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Hòa bình lập lại, phong trào quần chúng PCCC tiếp tục phát triển với nhiệm vụ bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, góp phần khôi phục đất nước sau chiến tranh.
Bước vào thời kỳ đổi mới, để phong trào toàn dân PCCC đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã đề xuất lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chỉ thị, quyết định về công tác quần chúng như: Chỉ thị 175/TTg ngày 31-5-1991; Chỉ thị 237/TTg ngày 19-4-1996 về “Tăng cường các biện pháp thực hiện công tác PCCC” và Quyết định số 369/TTg ngày 4-6-1996, lấy ngày 4-10 hằng năm là “Ngày toàn dân PCCC”. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ đã ban hành Quyết định số 230/QĐ-BNV (C11) ngày 21-4-1998 quy định về chế độ huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC quần chúng. Đặc biệt, ngày 29-6-2001, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Phòng cháy và chữa cháy tại kỳ họp thứ 9, trong đó quy định nhiều vấn đề về công tác xây dựng phong trào quần chúng PCCC với những nguyên tắc mang tính khoa học, tính quần chúng cao, thể hiện vai trò to lớn của nhân dân trong công tác PCCC, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC và mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ. Từ khi có Luật PCCC, công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC đã được triển khai tích cực và đồng bộ. Hiện nay, cả nước có 65.585 đội dân phòng và đội PCCC cơ sở, với khoảng hơn 700.000 cán bộ, đội viên làm nòng cốt trong phong trào PCCC ở cơ sở. Tuy nhiên, số đội PCCC cơ sở mới chỉ đạt khoảng gần 40% và số đội PCCC dân phòng mới chỉ đạt hơn 30% theo quy định của Luật PCCC, việc tổ chức và duy trì hoạt động đối với lực lượng dân phòng còn nhiều khó khăn, chưa theo đúng quy định của Luật PCCC. Hằng năm, lực lượng này đã kịp thời phát hiện và dập tắt tại chỗ hơn 50% số vụ cháy, ngay từ khi mới phát sinh, góp phần ngăn chặn không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Đáng chú ý, các bộ, các ngành và UBND các tỉnh, thành phố đã quan tâm đầu tư, xây dựng lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng dân phòng, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân làm công tác PCCC. Ở nhiều bộ, ngành, địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong công tác PCCC, đưa nội dung công tác PCCC vào nội dung, chương trình hoạt động của các đoàn thể, thanh, thiếu niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…
Những phong trào có sự phối hợp, lồng ghép với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thường được tổ chức chu đáo, bài bản, tranh thủ được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, huy động được sự tham gia của các đơn vị trong Công an nên phong trào hoạt động có hiệu quả. Nhiều phong trào PCCC xuất phát từ yêu cầu thực tế do người dân tự tổ chức, phát động như phong trào tích nước chữa cháy tại các chợ, lập hòm thư tố giác tội phạm và người đốt rừng, phong trào vận động các hộ gia đình tự giải tỏa đất lấn chiếm làm đường cho xe chữa cháy, tự trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn ở các khu dân cư… đã thể hiện sự đa dạng, phong phú của phong trào toàn dân PCCC.
Để phong trào toàn dân PCCC hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, cần triển khai một số biện pháp công tác sau: Các bộ, ngành và nhất là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải sớm triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CHCN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC làm chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành trong công tác PCCC, giúp người dân thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc PCCC là để bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình; lực lượng Cảnh sát PCCC không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, pháp luật về PCCC, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC; nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức, biên chế cán bộ làm công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC phù hợp với yêu cầu thực tế của từng đơn vị, địa phương; nghiên cứu, tổng kết và nhân rộng mô hình cụm dân cư và cụm đơn vị, doanh nghiệp an toàn phòng cháy, chữa cháy, tiến tới xã hội hóa công tác PCCC.
Theo Nhandan
Ý kiến ()