Sau 8 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã được nâng lên một bước rõ rệt. Nhiều cấp uỷ đã kiện toàn đội ngũ cán bộ, đầu tư kinh phí, tạo điều kiện nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ngành. Trong những năm qua, nhờ được triển khai tích cực, số lượng các công trình xuất bản ngày càng tăng. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử các ban, ngành và đoàn thể được đẩy mạnh, những ý kiến đóng góp của các cụ lão thành, nhân chứng lịch sử và cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ tham gia đã làm rõ những sự kiện, những vấn đề lịch sử. Các bản thảo trước khi xuất bản đều thông qua hội thảo khoa học lấy ý kiến đóng góp, thẩm định, đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc có chất lượng tốt, ít sai sót.
LSO-Ngày 15 tháng 4 năm 2003, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, ban hành kế hoạch 04/HVCTQG hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW, ngày 28 tháng 2 năm 2002 “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác nghiên cứu lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ngành và đoàn thể. Với chức năng là cơ quan tham mưu giúp Ban Thường vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tuyên giáo, tuyên huấn các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc, các ngành, đoàn thể quán triệt, xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ngành và đoàn thể theo phân kỳ đến năm 2000, 2005 và năm 2010.
|
Một góc thành phố Lạng Sơn hôm nay – Ảnh: Tư liệu |
Trong những năm qua công tác nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống của Lạng Sơn đã thu được nhiều kết quả tích cực. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã tham mưu cho Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, biên soạn xuất bản các cuốn sách Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn từ đại hội tới đại hội; những Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 1986 – 2000, Lịch sử công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 1930 – 2010; Lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành của công tác tổ chức cấp uỷ và Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Lạng Sơn; Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 1930 – 2010; Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Lạng Sơn 1925- 2006, Lịch sử Bộ CHQS tỉnh Lạng Sơn 1947 – 2002.
Từ năm 2003 đến năm 2010, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các huyện uỷ, thành uỷ, các ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản được 19 đầu sách về lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống phân kỳ đến năm 2005 và năm 2010. 11/11 huyện, thành phố đã biên soạn xong lịch sử Đảng bộ hai thời kỳ 1930 – 1954 và 1955 – 1985. trong đó, huyện Cao Lộc, Đình Lập và thành phố đã nghiên cứu, biên soạn xuất bản Lịch sử Đảng bộ thời kỳ 1986 – 2005.
Phối hợp với huyện uỷ, thành uỷ chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các xã, phường, thị trấn thời kỳ từ 1930 – 2005 và tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa phương cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ phụ trách công tác tuyên giáo của xã, phường, thị trấn. Đồng thời xây dựng, ban hành hướng dẫn quy trình nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tỉnh.
Trên cơ sở nội dung sách lịch sử Đảng bộ đã xuất bản, một số huyện, thành phố đã biên soạn đề cương tuyên truyền, học tập để giáo dục truyền thống, giáo dục cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nâng cao lòng tin yêu của nhân dân với Đảng, đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận lịch sử. Sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Sở Giáo dục – đào tạo và Sở Khoa học Công nghệ chỉ đạo tổ chức, nghiên cứu, biên soạn, thẩm định tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy, bậc trung học cơ sở và tiểu học góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hiểu rõ về lịch sử quê hương.
Sau 8 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã được nâng lên một bước rõ rệt. Nhiều cấp uỷ đã kiện toàn đội ngũ cán bộ, đầu tư kinh phí, tạo điều kiện nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ngành. Trong những năm qua, nhờ được triển khai tích cực, số lượng các công trình xuất bản ngày càng tăng. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử các ban, ngành và đoàn thể được đẩy mạnh, những ý kiến đóng góp của các cụ lão thành, nhân chứng lịch sử và cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ tham gia đã làm rõ những sự kiện, những vấn đề lịch sử. Các bản thảo trước khi xuất bản đều thông qua hội thảo khoa học lấy ý kiến đóng góp, thẩm định, đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc có chất lượng tốt, ít sai sót.
Trương Anh Tuấn
Ý kiến ()