Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học về công tác kiểm tra, giám sát
Từ nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng đến nay, hoạt động nghiên cứu khoa học kiểm tra, giám sát của Đảng đã được quan tâm đổi mới, tăng cường cả về số lượng và chất lượng.Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Bí thư, của Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng T.Ư, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được những kết quả quan trọng. Hoạt động khoa học của cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã tập trung vào bốn nội dung trọng tâm lớn. Một là, tập trung nghiên cứu các đề tài, đề án về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nhằm góp phần triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Từ năm 2006 đến năm 2010, cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư chỉ...
Từ nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng đến nay, hoạt động nghiên cứu khoa học kiểm tra, giám sát của Đảng đã được quan tâm đổi mới, tăng cường cả về số lượng và chất lượng.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Bí thư, của Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng T.Ư, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được những kết quả quan trọng. Hoạt động khoa học của cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã tập trung vào bốn nội dung trọng tâm lớn. Một là, tập trung nghiên cứu các đề tài, đề án về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nhằm góp phần triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Từ năm 2006 đến năm 2010, cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư chỉ đạo đăng ký và tổ chức nghiên cứu 21 đề tài và bốn đề án; đã nghiệm thu 19 đề tài (có 18 đề tài đạt loại xuất sắc), một đề án và đang tiến hành nghiên cứu hai đề tài, ba đề án đăng ký thực hiện năm 2011. Hai là, tập trung tổ chức một số cuộc hội thảo nhằm giải đáp những vấn đề thực hiện đang đặt ra để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trở ngại trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng về: phát hiện dấu hiệu vi phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; về vận dụng kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của nước ngoài vào việc phòng, chống tham nhũng của ủy ban kiểm tra các cấp trong thời gian qua; những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng; tham gia ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng khóa X (phần về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng). Ba là, tham gia vào quá trình nghiên cứu xây dựng các đề án báo cáo của BCH T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, như: Đề án “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”; Đề án “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020”; Đề án “Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”; Đề án “Luân chuyển cán bộ các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra và luân chuyển cán bộ kiểm tra sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra”; Đề án Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI; Đề án Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Đề án Quy chế giám sát trong Đảng; Đề án sơ kết hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng… Bốn là, tham gia thẩm định các bài giảng bồi dưỡng thi nâng ngạch kiểm tra viên lên kiểm tra viên chính và kiểm tra viên chính lên kiểm tra viên cao cấp do Ủy ban Kiểm tra T.Ư tổ chức; tham gia ý kiến về chương trình, nội dung tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra của Học viện Chính trị – Hành chính khu vực I.
Nhìn chung, chất lượng hoạt động khoa học của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư từ nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đến nay đã được nâng lên rõ rệt, nhất là chất lượng công tác nghiên cứu khoa học thông qua thực tiễn các đề tài, đề án vừa có tính lý luận và tính thực tiễn cao. Hiệu quả hoạt động khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học nói riêng được thể hiện trên các mặt chính sau: Thứ nhất, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đã góp phần đề xuất xây dựng các nghị quyết, quy định, quy chế, chế độ, chính sách về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và tổ chức ủy ban kiểm tra các cấp, tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc T.Ư, bảo đảm cho ủy ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Thứ hai, góp phần biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng cho cán bộ kiểm tra các cấp. Thứ ba, góp phần xây dựng tập bài giảng đào tạo cử nhân chuyên ngành kiểm tra và giảng dạy, đào tạo cử nhân kiểm tra từ khóa 1 đến khóa 6 tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Thứ tư, góp phần biên soạn tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch kiểm tra viên lên kiểm tra chính và kiểm tra viên chính lên kiểm tra viên cao cấp; biên soạn các sách cẩm nang về “Công tác giám sát trong Đảng”, “công tác giải quyết tố cáo trong Đảng”. “Công tác kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm”, “Công tác giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng”. Thứ năm, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, giúp ủy ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra, các tổ chức đảng vận dụng vào thực tế công tác. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học đều được in thành sách, đăng trên các báo, tạp chí, góp phần tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp, chi bộ, đảng viên và cán bộ kiểm tra trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo chức trách, nhiệm vụ và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát.
Qua kết quả thực hiện đạt được nêu trên trong hoạt động khoa học của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư trong thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm chính sau đây để vận dụng thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.
Giai đoạn 2011-2015, Hội đồng Khoa học về công tác kiểm tra, giám sát sẽ tập trung triển khai thực hiện Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Điều lệ Đảng khóa XI. Nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng rất nặng nề, có nhiều công việc phải thực hiện, cả về cơ chế, chính sách, cả về tổ chức thực hiện theo tinh thần đổi mới để bảo đảm đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất. Vì vậy, cần phải quan tâm tăng cường công tác nghiên cứu cả về lý luận và tổng kết thực tiễn công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng, để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của Đảng về công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, đề ra các chủ trương, giải pháp thực hiện có chất lượng hiệu quả các mặt công tác này trong cả nhiệm kỳ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng… Về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, phải quan tâm đầu tư nghiên cứu một cách chủ động, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phương thức kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng.
Phát huy thành tích, kết quả đạt được trong nghiên cứu khoa học của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư từ nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đến nay, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác này thời gian qua, cùng với việc tiếp tục vận dụng và phát huy sáng tạo những kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư, bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Kế hoạch nghiên cứu công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban Kiểm tra T.Ư giai đoạn 2011-2015, Hội đồng Khoa học cơ quan Ủy ban, Vụ Nghiên cứu Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết tâm cố gắng đổi mới, sáng tạo trong tham mưu, giúp lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư chỉ đạo, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng một cách thiết thực, phục vụ kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()