Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cùng cấp ủy các địa phương đang tiếp tục khảo sát, đánh giá, đề xuất các giải pháp củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, trọng tâm là nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, cấp ủy các địa phương trong vùng Tây Nguyên đã phân công đảng viên về sinh hoạt tại nhiều địa bàn, cơ sở. Gắn liền với chú trọng công tác phát triển đảng viên, cấp ủy các cấp của các tỉnh đang tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tăng cường vai trò lãnh đạo đối với các tổ chức đoàn thể, qua đó góp phần giúp các tổ chức cơ sở đảng nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động.
* TP Hồ Chí Minh đầu tư gần 68 tỷ đồng đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
Để tăng cơ hội học nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở khu vực ngoại thành, TP Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện đề án “Đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020” với tổng kinh phí 67,86 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2016-2020, đề án đặt mục tiêu đào tạo nghề cho 20% số người dân tộc thiểu số, tương đương 11.700 người trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tạo nghề và có nhu cầu học nghề; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 80% số người dân tộc thiểu số sau khi tham gia đào tạo. Hình thức đào tạo gồm tổ chức dạy nghề tập trung cho người dân tộc thiểu số tại các cơ sở dạy nghề, dạy theo hình thức kèm cặp trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.
Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn hiện có 52 dân tộc. Kết quả tổng điều tra dân số gần đây cho thấy đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 6,4% số dân thành phố, có 280 nghìn người trong độ tuổi lao động, trong đó 71% có nhu cầu học nghề.
Ý kiến ()