Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Khê (Lý Nhân, Hà Nam) triển khai công tác dồn điền, đổi thửa. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở, thời gian qua, Tỉnh ủy Hà Nam đã tăng cường lãnh đạo, củng cố, kiện toàn về bộ máy tổ chức và từng bước đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng theo hướng phù hợp thực tiễn. Qua đó, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền tại cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của toàn tỉnh và từng địa phương.Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục là một trong hai xã đầu tiên của tỉnh Hà Nam thực hiện thành công việc dồn đổi ruộng đất theo chương trình xây dựng nông thôn mới, với bình quân mỗi hộ chỉ còn 1,7 thửa. Đến nay, bà con trong xã đã có vụ thứ ba canh tác trên những ô thửa lớn, hiệu quả kinh tế bước đầu đã...
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Khê (Lý Nhân, Hà Nam) triển khai công tác dồn điền, đổi thửa. |
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở, thời gian qua, Tỉnh ủy Hà Nam đã tăng cường lãnh đạo, củng cố, kiện toàn về bộ máy tổ chức và từng bước đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng theo hướng phù hợp thực tiễn. Qua đó, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền tại cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của toàn tỉnh và từng địa phương.
Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục là một trong hai xã đầu tiên của tỉnh Hà Nam thực hiện thành công việc dồn đổi ruộng đất theo chương trình xây dựng nông thôn mới, với bình quân mỗi hộ chỉ còn 1,7 thửa. Đến nay, bà con trong xã đã có vụ thứ ba canh tác trên những ô thửa lớn, hiệu quả kinh tế bước đầu đã được khẳng định. Nhờ chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, thời gian qua có nhiều xã trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm của Vũ Bản. Bí thư Đảng ủy xã Vũ Bản Nguyễn Bá Nam cho biết: Đối với các xã thuần nông đây là công việc khó, bởi nó liên quan trực tiếp quyền lợi của các hộ dân. Từ khi triển khai đến khi hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất cả xã đã tổ chức đến 300 cuộc họp từ cấp ủy, chính quyền xã đến các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội. Khi triển khai công việc, ngoài sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy cũng rất cần sự bắt tay vào cuộc của các đoàn thể. Bởi mỗi hội viên của các tổ chức đoàn thể đều là lao động chính trong gia đình, họ biết được những thuận lợi, khó khăn của việc dồn đổi ruộng đất. Khi có sự đồng thuận từ nhân dân, đó là yếu tố quan trọng, quyết định đến thành công của việc dồn đổi ruộng đất của Vũ Bản.
Xã Công Lý, huyện Lý Nhân là một xã thuần nông, đời sống của bà con trong xã còn nhiều khó khăn. Trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Công Lý lấy nhiệm vụ làm đường giao thông nông thôn là khâu đột phá. Địa phương đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong xã đẩy mạnh tuyên truyền vận động đến từng hội viên và nhân dân hiểu và tích cực tham gia ủng hộ. Kết quả, đã có nhiều thôn, xóm có cách làm hay như phân hộ theo trục đường xóm, chọn cá nhân tích cực hưởng ứng đi đầu vận động mọi người hiến đất, dịch giậu, dịch tường để mở đường. Đến nay, Công Lý đã có 228 hộ hiến đất mở đường với diện tích 4.782 m2, 149 hộ dỡ tường xây lại. Thông qua việc xây dựng nông thôn mới, tiếp tục khẳng định năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở, vai trò quyết tâm chỉ đạo điều hành thực hiện của chính quyền, tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong nhân dân được nâng lên, năng lực thực tiễn, trình độ của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn, xóm được nâng lên một bước.
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở Hà Nam được thể hiện thông qua việc cấp ủy các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung cụ thể hóa nội dung nghị quyết, các văn bản hướng dẫn thành chương trình hành động, kế hoạch, đề án phù hợp thực tiễn địa phương theo tinh thần hướng về cơ sở, tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, đảng viên. Theo đó, đảng ủy xã, phường, thị trấn đều xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, mối quan hệ giữa tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, khắc phục tình trạng chồng chéo, trách nhiệm không rõ ràng. Các đảng bộ xã, phường, thị trấn đã nhận thức đầy đủ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, trong đó tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở
Một nhân tố quan trọng có yếu tố quyết định trong đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở ở Hà Nam, đó là cấp ủy các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức triển khai đồng bộ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ.
Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động của chính quyền cấp xã, phường cho thấy: Chính quyền cấp xã hiện đang tồn tại năm cái nhất. Đó là công việc xã, phường nhiều nhất; đời sống thấp nhất; trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung thấp nhất; hưởng lương thấp nhất và sai phạm trong đất đai xảy ra nhiều nhất. Có nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do chế độ phụ cấp của cán bộ cơ sở còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội nên nhiều người chưa mặn mà với công việc, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Do đó, ngoài việc nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành cần quan tâm, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động đoàn thể ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ hiện tại vừa học, vừa làm phổ biến ở nhiều địa phương nên xảy ra tình trạng nhiều cán bộ cùng đi học sẽ không còn người thực thi nhiệm vụ. Hơn nữa, cán bộ chính quyền ở cơ sở làm việc theo chế độ “dân bầu, xã cử”, do tư tưởng dòng họ ở các địa phương còn nặng nề, nhiều cán bộ khó trụ lại được. Mặt khác, ở cơ sở, nếu cán bộ chỉ có trình độ chuyên môn mà không có kinh nghiệm thực tiễn và mối quan hệ tốt với nhân dân thì cũng khó nắm bắt được những thông tin chính xác để xử lý tốt trong công việc.
Đánh giá về công tác đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Lê Văn Tân, khẳng định: Mọi hoạt động của cả hệ thống chính trị cơ sở có tác động trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Nếu đội ngũ cán bộ cơ sở yếu, ban hành, chủ trương không đúng, hiểu sai các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ làm sai. Vì vậy, phải tăng cường tính chuyên nghiệp, cán bộ làm công tác chuyên môn phải được đào tạo đúng với chuyên ngành, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ.
Đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở cần coi trọng nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở. Trước hết là thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đến các thôn, xóm. Xác định, đây là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Đồng thời, coi trọng cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình của địa phương, đẩy mạnh thực hiện dân chủ, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc trong hệ thống chính trị, bảo đảm công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Thường xuyên chăm lo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ, chi hội, chi đoàn thôn, xóm, tổ dân phố. Coi trọng công tác tự kiểm tra, giám sát của HĐND, hiệu quả điều hành của UBND kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong nội bộ nhân dân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()