Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính
Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2001-2010, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách nhằm góp phần xây dựng nền hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội như Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính với hơn 5.500 thủ tục được rà soát, trong đó có 453 thủ tục được kiến nghị bãi bỏ.Nhất là, cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính ở địa phương được đẩy mạnh, với 96% số cơ quan hành chính cấp xã, 98% số cơ quan hành chính cấp huyện và 88% sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện cơ chế này. Những chương trình, chính sách nói trên bước đầu phát huy kết quả, tạo thuận lợi cho người dân, giảm thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính. Sự công khai minh bạch trong thực hiện thủ tục hành chính đã góp phần đẩy lùi tham nhũng, sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức khi thực thi công vụ....
Nhất là, cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính ở địa phương được đẩy mạnh, với 96% số cơ quan hành chính cấp xã, 98% số cơ quan hành chính cấp huyện và 88% sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện cơ chế này.
Những chương trình, chính sách nói trên bước đầu phát huy kết quả, tạo thuận lợi cho người dân, giảm thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính. Sự công khai minh bạch trong thực hiện thủ tục hành chính đã góp phần đẩy lùi tham nhũng, sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc thực hiện CCHC của các cơ quan Nhà nước đã có sự thay đổi về chất, đó là dần chuyển từ các biện pháp quản lý sang phục vụ người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều bất cập khiến kết quả công tác CCHC còn thấp so với mục tiêu đề ra, trong đó nguyên nhân quan trọng là yếu tố con người. Năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nhìn chung chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Tình trạng sa sút về đạo đức, thiếu trách nhiệm sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền trong thực thi công vụ ở một bộ phận công chức, nhất là ở tuyến cơ sở gây phiền hà và ảnh hưởng lòng tin của nhân dân đối với việc thực hiện Chương trình tổng thể CCHC của Nhà nước.
Mục tiêu của Chương trình cải cách hành chính 10 năm tới (2011 – 2020) là xây dựng một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Một trong những khâu đột phá trong nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011- 2016 được xác định là đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là CCHC, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Để đạt được mục tiêu nói trên, theo các chuyên gia, yếu tố con người phải được đặt lên hàng đầu. Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, đến năm 2015, có 100% số cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 100% số cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc. Bộ Nội vụ đang hoàn thiện Bộ chỉ số theo dõi đánh giá CCHC. Theo đó, người dân sẽ tham gia chấm điểm các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện CCHC với từng tiêu chí như, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện CCHC của công chức, chất lượng dịch vụ của bộ phận một cửa, chất lượng dịch vụ công cơ bản.
Cùng với những chính sách công khai, minh bạch trong thực hiện CCHC, cần xây dựng tiêu chí và minh bạch hóa việc xử lý cán bộ sai phạm trong khi thực thi công vụ, cũng như có chính sách nhằm nâng cao đời sống cán bộ, công chức; để cán bộ, công chức yên tâm thực hiện vai trò “công bộc” của dân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()