Nâng cao chất lượng công trình giao thông
Vài năm trở lại đây, công tác xây dựng cơ bản của ngành giao thông vận tải (GTVT) có bước phát triển mạnh, nhiều công trình được nâng cấp, xây dựng mới. Tuy nhiên, đi kèm sự tăng trưởng "nóng", đã xuất hiện tình trạng kém chất lượng tại một số công trình giao thông. Do buông lỏng quản lý trong thời gian khá dài, nhiều công trình giao thông vừa mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan chưa thật sự công khai, minh bạch và có phần hình thức đã tạo dư luận không tốt, khiến người dân bức xúc.Nhằm siết chặt quản lý, chống thất thoát, tăng hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ GTVT đã quyết định chọn năm 2011 là năm "Chất lượng công trình giao thông". Năm nay, công tác xây dựng cơ bản của ngành giao thông phải đối mặt hàng loạt khó khăn do thiếu vốn, đình hoãn kéo dài. Không phải "căng sức" giải ngân, lo tiến độ nhiều dự án, là cơ hội tốt để ngành dồn toàn lực bảo...
Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan chưa thật sự công khai, minh bạch và có phần hình thức đã tạo dư luận không tốt, khiến người dân bức xúc.
Nhằm siết chặt quản lý, chống thất thoát, tăng hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ GTVT đã quyết định chọn năm 2011 là năm “Chất lượng công trình giao thông”. Năm nay, công tác xây dựng cơ bản của ngành giao thông phải đối mặt hàng loạt khó khăn do thiếu vốn, đình hoãn kéo dài. Không phải “căng sức” giải ngân, lo tiến độ nhiều dự án, là cơ hội tốt để ngành dồn toàn lực bảo đảm chất lượng công trình. Hơn lúc nào hết, chất lượng được đặt lên hàng đầu, trở thành yếu tố sống còn, thể diện của ngành. Mới đây, Bộ GTVT quyết định thành lập đoàn công tác kiểm tra chất lượng năm dự án, công trình của ngành có quy mô, mức đầu tư lớn và là những “điểm nóng” về tiến độ cũng như chất lượng trong suốt thời gian triển khai. Việc thành lập đoàn công tác kiểm tra chất lượng là bước cụ thể hóa quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng công trình giao thông, nhằm làm rõ, mổ xẻ những thiếu sót, yếu kém, từ đó có giải pháp hợp lý khắc phục, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể để xảy ra sai sót. Các chuyên gia nhận định, trong quá trình triển khai, rất nhiều khâu quan trọng, ngay từ bước tư vấn thiết kế công trình, lập dự án, thiết kế cơ sở đã không bảo đảm chất lượng, khiến nhiều dự án phải điều chỉnh quy mô, giải pháp thực hiện, gây lãng phí. Khi thi công, việc quản lý chất lượng của các nhà thầu chưa tuân thủ đúng quy trình, tiêu chuẩn, triển khai thiếu khoa học. Một lý do nữa khiến chất lượng công trình kém còn do nhiều nhà thầu chấp nhận bỏ giá thấp để thắng thầu, khiến công trình không đủ vốn, chi phí.
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng công trình, chủ đầu tư ngay từ khi lựa chọn nhà thầu, cần đánh giá đúng năng lực, đáp ứng đủ các điều kiện quy định, mới cho phép tham gia. Đồng thời, rà soát và điều chỉnh hợp lý các chính sách nhằm quản lý chất lượng theo hướng minh bạch; xác định rõ trách nhiệm của chủ thể tham gia để bảo đảm chất lượng công trình, đặc biệt là khâu tư vấn giám sát; sớm hoàn thiện mô hình các Ban quản lý dự án để áp dụng thống nhất. Ngoài ra, làm rõ cơ chế quản lý an toàn chất lượng ở các dự án xây dựng theo các phương thức khác nhau như BOT, BT, PPP,…
Theo Nhandan
Ý kiến ()