“Năm phương án bảo đảm chất lượng đầu vào” xây dựng theo nguyên tắc nào?
http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tuyen-sinh/item/22687702-nam-phuong-an-thay-the-diem-san-dh-cd.html
Theo lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), năm phương án nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào này được đưa ra căn cứ theo các mục tiêu và nguyên tắc cụ thể nhằm vừa thực hiện được các tiêu chí về chất lượng nguồn tuyển, vừa thể hiện sự linh hoạt đáp ứng được đặc thù của từng ngành đào tạo, và đều được xác định dựa trên kết quả thi của thí sinh.
Với phương án một “Phân tầng theo tổng điểm ba môn thi” được xây dựng dựa trên mục tiêu và nguyên tắc như sau: Xác định nhóm tiêu chí bảo đảm được chất lượng nguồn tuyển; Bảo đảm nguồn tuyển; Bảo đảm tự chủ của các trường trong tuyển sinh.
Phương án hai “Phân nhóm”: Khi phương thức và nội dung thi chưa có gì thay đổi thì việc phân loại chất lượng thí sinh cần dựa vào phổ điểm kết quả thi. Thí sinh phải đạt đến một trình độ nhất định mới có thể học được bậc cao đẳng, đại học; Đáp ứng được tính đa dạng của các cơ sở giáo dục đại học: có những nhóm trường có mức điểm xét tuyển đầu vào khác nhau (cao, trung bình hoặc thấp); Bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch; Giáo quyền tự chủ cho các trường trong quyết định ngưỡng chất lượng đầu vào tương ứng với yêu cầu của ngành nghề đào tạo; Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường để nâng cao chất lượng.
Phương án ba “Kết hợp ngưỡng chất lượng theo khối thi và môn thi” nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào, nhưng vẫn đáp ứng được tính đa dạng của các cơ sở giáo dục đại học; Kế thừa các điểm tốt của phương án xác định điểm sàn truyền thống và điều chỉnh để bảo đảm quyền tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học; Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường để nâng cao chất lượng; Việc phân loại chất lượng thí sinh cần dựa vào phổ điểm của kết quả thi.
Phương án bốn “Đặc thù vùng miền” nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào; Khắc phục thí sinh ảo; Khắc phục bất cập về dịch chuyển thí sinh giữa các vùng, miền; Phân khúc nguồn tuyển.
Phương án năm “Ngưỡng chính thức và ngưỡng dự bị” Giảm ảnh hưởng của thí sinh ảo; Khẳng định được trường uy tín tốp trên; Thí sinh nhóm dưới nếu trúng tuyển được bổ sung kiến thức để đáp ứng chất lượng đầu vào;Tránh rủi do cho thí sinh đạt điểm cao; Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường, không phân biệt công lập hay ngoài công lập; Đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn hai năm qua ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, trên cơ sở tập hợp các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, dư luận xã hội…Bộ GD-ĐT sẽ chính thức đưa ra phương án cuối cùng. Đây sẽ là phương án bảo đảm chất lượng đầu vào của thí sinh đủ kiến thức và năng lực để học ở bậc ĐH, CĐ, vừa đáp ứng nguồn tuyển cho các trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các trường…
Ý kiến ()