tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2002/3b08fbb75adddb90ddc86c5790d7a0f0_L.jpg” border=”0″ alt=”Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012.” /> NDĐT– Báo cáo đánh giá về tăng trưởng sau năm năm Việt Nam gia nhập WTO cho biết, tăng trưởng GDP giai đoạn năm 2007-2011 chỉ đạt 6,5%, không đạt mục tiêu là 7,5% – 8% kế hoạch, thấp so với 7,8% của giai đoạn 2002-2006 và thấp hơn 7% giai đoạn 1996-2000. Vậy tại sao? và giai đoạn năm năm tới, Việt Nam phải làm gì?
Thời điểm gia nhập không thuận lợi
Phân tích Báo cáo, TS Phạm Lan Hương giải thích, trong năm 2007 và đầu 2008, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) sâu rộng hơn trong bối cảnh kinh tế thế giới khởi sắc. Kinh tế trong nước cũng đang thuận lợi, do môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, chính trị ổn định, cùng tâm lý phấn khởi và kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Nhưng chỉ sau một năm, thế giới xảy ra liên tiếp ba cuộc khủng hoảng, trong đó khủng hoảng lương thực và năng lượng lại giúp nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi. Chuyên gia Phạm Lan Hương nói: “Giá dầu thô và giá lương thực và nhiều mặt hàng xuất khẩu khác tăng cao, thị trường xuất khẩu tiếp tục mở rộng nhờ chúng ta HNKTQT”.
Tuy nhiên, TS Phạm Lan Hương cũng chỉ ra hai nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đó là việc HNKTQT sâu hơn khiến giá nguyên liệu trên thế giới tăng cao trong các năm 2008, 2010 và 2011 tác động mạnh và nhanh hơn đến nền kinh tế, tạo sức ép lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Từ tháng 10-2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến xuất khẩu và FDI suy giảm. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ một số yếu kém và hạn chế trong nội tại. Tác động tiêu cực có mức độ ảnh hưởng lớn hơn, lại được truyền dẫn nhanh hơn vào nền kinh tế do mở cửa, bà Phạm Lan Hương nói. Kết quả, từ giữa năm 2008 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và thấp hơn nhiều so với năm năm trước khi gia nhập WTO (2008-2011 bình quân 6,1%/năm, năm 2009 chỉ đạt 5,3%).
Các chính sách trước và sau khi gia nhập WTO cũng có tương tác mạnh mẽ đến tăng trưởng. TS Phạm Lan Hương cho rằng, chính sách tăng trưởng “nóng” từ năm 2000 đến trước khi gia nhập WTO, dựa vào mở rộng đầu tư với hiệu quả không cao đã tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sau đó. Tiến sĩ Hương thêm: “Những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế thế giới đã không được lường hết trong kế hoạch năm năm 2006-2010”. Cụ thể, năm 2008 giá chi phí vật liệu trên toàn cầu tăng cao đột biến, khu vực ngoài quốc doanh gặp khó khăn về vốn đầu tư do, đầu tư công cũng bị cắt giảm để kiềm chế lạm phát. Dòng vốn FDI cũng bị suy giảm, trong khi tăng trưởng GDP phụ thuộc khá nhiều vào tăng trưởng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, thực hiện các cam kết WTO, bảo hộ trong nước giảm,
hàng hóa trong nước bị cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập khẩu.
Bà Hương cũng cho rằng, chúng ta đã thiếu kinh nghiệm và năng lực hấp thu/trung hòa hóa dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng đột biến trong năm 2007. Bà Hương nói: “Các lúng túng và không nhất quán giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ để xử lý các bất ổn kinh tế vĩ mô các năm 2008-2010 cũng gây ảnh hưởng nhất định đến lạm phát và tăng trưởng giai đoạn này”. Bà Hương chỉ ra rằng, các chính sách thường thay đổi khá đột ngột giữa hai thái cực như thắt chặt chính sách tài khóa tiền tệ khi xuất hiện áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô; ngay khi lạm phát hạ nhiệt thì quay trở lại nới lỏng chính sách để chống nguy cơ suy giảm kinh tế. Điều này khiến các chính sách vừa thực thi không kịp phát huy tác dụng, gây ảnh hưởng nhất định đến lạm phát và tăng trưởng.
Đánh giá về gói kích thích kinh tế trong giai đoạn này, TS Phạm Lan Hương khi cho rằng: “Nếu Chính phủ không đưa ra gói kích thích kinh tế thì tăng trưởng GDP chỉ có thể đạt ở mức 4-4,5% , thấp hơn so với thực tế 1-1,5%, với điều kiện vẫn giữ nguyên các giả định khác”. Nhưng bà Hương cũng lưu ý đến các hệ lụy của các gói kích thích trong giai đoạn này đã khiến lạm phát trong giai đoạn sau tăng cao, đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng nóng và kết quả đến bây giờ vẫn chưa giải quyết được….
Cuối cùng, TS Phạm Lan Hương cũng đưa ra đánh giá chung về giai đoạn 2007-2011 là “nền kinh tế nước ta vẫn đạt tăng trưởng 6,5% là kết quả tương đối cao nếu so với thế giới, trong khi nhiều nước tăng trưởng âm”.
Ổn định kinh tế vĩ mô và chuyển sang tăng trưởng bền vững
Sau tổng kết năm năm gia nhập WTO trên cở sở khoa học, Báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương khuyến nghị: “Nhà nước cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; cải cách hành chính theo chiều sâu; Thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, linh hoạt, với mục tiêu hợp lý và công cụ chính sách phù hợp. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành trong việc đề xuất, giải trình và thực thi chính sách”. TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương nhấn mạnh, sau khi tổng kết năm năm gia nhập WTO, kết hợp với những diễn biến mới như Việt Nam đang đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương. “Đây là một sân chơi cực lớn, trong khi Việt Nam lại là nước yếu nhất mà dám chơi thì vấn đề quan trong nhất bây giờ là phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Thành nói và giải thích thêm, là vì nền kinh tế Việt Nam hiện nay “vẫn rất dễ tổn thương”.
Cùng quan điểm này, TS Phạm Lan Hương khuyến nghị thêm: “Chúng ta cũng cần giải quyết vấn đề nhập siêu một cách cơ bản, kết hợp với việc nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chất lượng sản phẩm. Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cả ở ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và mặt hàng”.
Đồng thời phải thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng thông qua nâng cấp nhân lực, công nghệ, tiếp cận công nghệ nguồn tốt hơn, hợp tác dài hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tương ứng. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ, TS Phạm Lan Hương nói.
Tại Hội nghị công bố Báo cáo tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam sau năm năm gia nhập WTO sáng 3-4, các chuyên gia kinh tế cũng nhất trí với Báo cáo, khuyến nghị việc triển khai các nhóm chính sách hỗ trợ việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt chú trọng tái cơ cấu khu vực tài chính, ngân hàng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; công nghiệp hỗ trợ; giảm các rào cản sau biên giới và đẩy nhanh việc thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Trong đó đáng chú ý, TS Võ Trí Thành khuyến nghị: “Chúng ta cần tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sau năm năm gia nhập WTO”. Để làm được điều này, ông Thành cho rằng, các nhà làm chính sách ngành cần “tận dụng các ưu đãi hiện hành và các hạn chế được bảo lưu trong cam kết HNKTQT đối với các ngành; có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và định hướng đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam cần”. Đồng thời, khuyến khích tận dụng các cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao hàm lượng GTGT và chất lượng hàng hóa. Khuyến khích cắt giảm chi phí dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh như chuyên chở, kho bãi, cảng, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng. TS Võ Trí Thành cũng cho rằng, Nhà nước cần tăng cường thông tin thị trường, đẩy mạnh công tác tiếp thị. Khuyến khích doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để thâm nhập, khai thác thị trường ngoài nước; chuyển dần từ gia công sang tự xuất khẩu trực tiếp. Tối đa hóa liên kết với các doanh nghiệp có vốn FDI, tham gia sâu vào các liên kết trong khu vực.
Nhandan
Nhandan
Ý kiến ()