Nam Ðịnh thực hiện xã hội hóa mô hình xây dựng nông thôn mới
Từ khi được lựa chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn xã Hải Đường, huyện Hải Hậu (Nam Định) có nhiều thay đổi, những con đường liên xã, liên thôn, ngõ, xóm đều được bê-tông hóa. Ảnh: HÙNG KHOA Mới đây về Nam Định, chúng tôi được biết thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung chỉ đạo các huyện nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 8 và chọn giống cây - con thích hợp phục vụ bà con đẩy mạnh sản xuất vụ đông xuân, bảo đảm đời sống nhân dân mùa giáp hạt.Cùng với không khí khẩn trương ấy, chủ trương "xã hội hóa mô hình xây dựng nông thôn mới" được tỉnh chỉ đạo làm thí điểm ở 11 xã trong số 209 xã, thị trấn nông nghiệp. Đến nay, các đơn vị này tuy mới đạt xấp xỉ 10 trong số 19 tiêu chí quy định, nhưng bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương đã đổi thay cơ bản. Cơ sở hạ tầng như: Đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi phục vụ...
Từ khi được lựa chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn xã Hải Đường, huyện Hải Hậu (Nam Định) có nhiều thay đổi, những con đường liên xã, liên thôn, ngõ, xóm đều được bê-tông hóa. Ảnh: HÙNG KHOA |
Cùng với không khí khẩn trương ấy, chủ trương “xã hội hóa mô hình xây dựng nông thôn mới” được tỉnh chỉ đạo làm thí điểm ở 11 xã trong số 209 xã, thị trấn nông nghiệp. Đến nay, các đơn vị này tuy mới đạt xấp xỉ 10 trong số 19 tiêu chí quy định, nhưng bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương đã đổi thay cơ bản. Cơ sở hạ tầng như: Đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi phục vụ đời sống tinh thần của người dân được tu bổ, nâng cấp. Chỉ nói riêng về cảnh quan, môi trường, trước đây rác thải sinh hoạt gia đình nào cũng đem vứt bừa bãi ra các nơi công cộng, nay được thu gom xử lý; tình làng nghĩa xóm và mối đoàn kết trong nhân dân được củng cố; trách nhiệm cộng đồng và sự đồng thuận của người dân đối với chính quyền trong từng thôn, xã được nâng cao. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định Lê Xuân Thủy: Phương châm xây dựng nông thôn mới của tỉnh là “Làm từ ngoài đồng ruộng về làng, từ xóm lên xã”. Đồng thời xã phải lo xây dựng các công trình chính của xã; các thôn, xóm vận động nhân dân góp sức xây dựng các công trình của thôn, xóm; các hộ dân lo cải tạo ao, vườn, sân ngõ và công trình vệ sinh của gia đình mình; theo đó là sự huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và sự đóng góp của những người dân Nam Định xa xứ… Nhưng khó khăn hiện nay vẫn là kinh phí hạn hẹp, nguồn ngân sách chỉ đáp ứng gần 40% nhu cầu. Do vậy, tỉnh cần thực hiện “Xã hội hóa mô hình xây dựng nông thôn mới”. Và để chứng minh hiệu quả từ việc thực hiện chủ trương này, chúng tôi có dịp đến tìm hiểu tình hình ở một số đơn vị có nhiều kinh nghiệm và cách làm sáng tạo. Đơn vị đầu tiên chúng tôi tiếp xúc là huyện Hải Hậu. Ở đây, Ban Chỉ đạo đã cụ thể hóa 19 tiêu chí quốc gia thành 12 tiêu chí để công nhận xóm, xã, thị trấn đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới và tám tiêu chí gia đình đạt nông thôn mới. Huyện có chính sách khen thưởng 100 triệu đồng cho xã, thị trấn làm tốt vào năm 2013; 50 triệu đồng vào năm 2014. Đến nay, nguồn ngân sách dành cho xây dựng nông thôn mới của huyện đạt gần 283 tỷ đồng, trong đó, nguồn xã hội hóa 94,5 tỷ đồng.
Xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, chỉ từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2012 đã huy động 42,6 tỷ đồng và vận động nhân dân hiến 19 ha đất, trị giá 38 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, hội đồng hương xã Trực Nội tại TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu tự nguyện tài trợ 100 triệu đồng làm đường giao thông, lắp đèn chiếu sáng công cộng, nhà văn hóa… Điển hình là ông Nguyễn Đức Cử đã tài trợ số tiền 11 tỷ đồng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, xây mới Đền nghĩa trang liệt sĩ tại trung tâm xã. Ông còn ủng hộ quỹ khuyến học 150 triệu đồng và tặng 100 ti-vi cho các hộ nghèo trong xã. Đến nay, xã Trực Nội đã hoàn thành 13 trong số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Trực Nội đã quy hoạch hai vùng gồm 40 ha chuyên sản xuất lúa tập trung theo cơ cấu hai vụ lúa giống và một vụ đông, đưa giá trị thu hoạch 150 triệu đồng/một ha.
Xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, lại có cách thu hút các nguồn lực xây dựng nông thôn mới theo đề án cụ thể. Mức đóng góp của dân được tính theo nhân khẩu dựa trên tổng chi phí công trình. Nguồn kinh phí của mỗi công trình và mức thu, chi được công khai hóa; người dân bàn bạc, giám sát thi công và quyết toán chất lượng sản phẩm, số tiền chi trả. Đến nay, các thôn, xóm thuộc xã Nam Hồng đã xây dựng các công trình phúc lợi với tổng số tiền hai tỷ 740 triệu đồng. Nhân dân hiến đất làm đường giao thông, bãi xử lý, chôn lấp rác thải sinh hoạt trị giá hơn 3,4 tỷ đồng. Nhiều người dân ở đây cho biết, họ rất phấn khởi trước những đổi thay của quê hương: “Không những công việc làm ăn của mọi gia đình thuận lợi mà bây giờ đường đi sạch sẽ do hệ thống giao thông được bê-tông hóa có điện chiếu sáng; không còn cảnh lầy lội khổ sở như trước, mọi người được chăm sóc sức khỏe; tối đến được sinh hoạt văn hóa và được chung vui trong sự đầy đặn của tình làng, nghĩa xóm, với sự an toàn về trật tự xã hội, chúng tôi thấy thật hạnh phúc”.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định Nguyễn Phùng Hoan cho biết: “Phát huy kết quả bước đầu thực hiện “Xã hội hóa mô hình xây dựng nông thôn mới”, Nam Định quyết tâm phấn đấu đến cuối năm 2015 có 85 xã, thị trấn đạt 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tỉnh sẽ mở hội nghị nhân rộng cách làm hay, những điển hình tiên tiến trong công tác này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()