Năm 2020, giới trung lưu Việt Nam có thể lên 33 triệu người
Theo báo cáo nghiên cứu "Kết nối Đông Nam Á" vừa được công bố, Ngân hàng HSBC khẳng định: Việt Nam hiện có dân số 90 triệu người và là nền kinh tế có thu nhập trung bình của thế giới. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, có triển vọng tăng từ 12 triệu (năm 2012) lên 33 triệu người vào năm 2020.
Báo cáo của HSBC dẫn chứng cuộc khảo sát của hơn 83 doanh nghiệp (DN) Úc có doanh thu đạt 30 triệu AUD mỗi năm về độ hài lòng vào nền kinh tế, triển vọng tăng trưởng đầu tư, tiêu dùng ở Việt Nam và một số nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo đánh giá Việt Nam được xếp vào 1 trong 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan. Các DN ước tính, do độ mở nền kinh tế cao, hội nhập nhanh và dân số lao động lớn, GDP của Việt Nam vào năm 2020 có thể sẽ đạt 552 tỷ USD và GDP/người là 6.024 USD/người/năm (132 triệu đồng).
Tầng lớp trung lưu của Việt Nam ngày càng tăng tương ứng với mức mua sắm các loại sản phẩm siêu sang ngày càng lớn
Theo HSBC, các DN lớn của Úc coi Việt Nam là đối tác có quan hệ thương mại tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á của Úc, các DN Úc có thể tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua các Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Úc và Newzealand; FTA giữa ASEAN và 6 nước bao gồm cả Úc và TPP.
Việt Nam là đối tác thương mại thứ 2 của Úc trong 6 quốc gia, giá trị thương mại song phơng đạt mức 10 tỷ AUD năm 2015, bằng 1/3 gia strị thương mại Úc và Singapore và bằng 1/2 giá trị thương mại giữa Úc và Thái Lan, và Malaysia.
Báo cáo nhấn mạnh, trong nghiên cứu về Kết nối ASEAN, Việt Nam hiện có dân số 90 triệu người và hiện là nền kinh tế có thu nhập trung bình của thế giới. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, có triển vọng tăng từ 12 triệu (năm 2012) lên 33 triệu người vào năm 2020.
Theo báo cáo, quan hệ giữa Việt Nam và Úc đang gia tăng nhanh chóng nhờ vào thương mại và giáo dục. Các DN Úc đang hướng đến bỏ vốn để đầu tư xây dựng các trường học tại Việt Nam bởi nhu cầu người dân Việt Nam yêu mến “thích Úc” và cũng như thích các nước Châu Âu và Mỹ.
Theo định nghĩa của các tổ chức thế giới, thu nhập của một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam dao động ở mức từ 1.400 USD – 3.400/tháng (tương đương khoảng từ 30 – 75 triệu đồng/tháng).
Hiện, người Việt cho dù được đánh giá là tiết kiệm nhất thế giới, nhưng tốc độ tiêu dùng đang ngày càng tăng lên do dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và nền kinh tế ngày càng mở cửa với những cơ hội việc làm, kinh doanh và thu nhập tăng lên.
Tại Báo cáo Việt Nam 2035: “Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào tháng 3/2016: Năm 2035, nền kinh tế Việt Nam sẽ có quy mô gần 1000 tỷ USD và trên nửa dân số dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu.
Mục tiêu này được đặt ra trên cơ sở, tăng trưởng GDP của Việt Nam phải đạt mức trên 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam sẽ đạt gần 22.200 USD, thì một nửa dân số Việt Nam mới được xếp vào hàng trung lưu.
Ngoài tầng lớp trung lưu tại Việt Nam được dự đoán gia tăng, tốc độ tăng người siêu giàu tại Việt Nam được dự đoán tăng mạnh, vượt qua cả Ấn Độ. Cụ thể, Hãng tư vấn Knight Frank (Anh) dự đoán trong 10 năm tới, số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi khoảng 403 người, tăng nhanh hơn Ấn Độ và Mozambique.
Theo cách tính của định nghĩa giới siêu giàu gồm những cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên.
Theo Dantri
Ý kiến ()