Năm 2015: Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu đạt 27 tỷ USD
Bên lề hội thảo "Những thách thức đối với ngành công nghiệp dệt, hiện tại và tương lai" do Hiệp hội dệt may Việt Nam phối hợp với Liên đoàn các nhà sản xuất Sợi Dệt quốc tế (ITMF) tổ chức tại Hà Nội, ngày 5 và 6/11, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, đến năm 2015 xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đạt từ 25 đến 27 tỷ USD.PV: Tháng 9/2011, Việt Nam bắt đầu tham gia ITMF, việc Liên đoàn chọn tổ chức hội nghị toàn cầu ở một thành viên non trẻ là Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì? Ông Vũ Đức Giang trả lời phỏng vấn báo chí tại hội nghị (Ảnh: A.N)Ông Vũ Đức Giang: Khi Việt Nam mới trở thành thành viên của ITMF, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thế giới đã đề nghị sẽ tổ chức hội nghị năm 2012 tại Việt Nam. Điều này được giải thích là vị thế của dệt may Việt Nam đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngành dệt may thế giới. Chỉ...
Bên lề hội thảo “Những thách thức đối với ngành công nghiệp dệt, hiện tại và tương lai” do Hiệp hội dệt may Việt Nam phối hợp với Liên đoàn các nhà sản xuất Sợi Dệt quốc tế (ITMF) tổ chức tại Hà Nội, ngày 5 và 6/11, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, đến năm 2015 xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đạt từ 25 đến 27 tỷ USD.
PV: Tháng 9/2011, Việt Nam bắt đầu tham gia ITMF, việc Liên đoàn chọn tổ chức hội nghị toàn cầu ở một thành viên non trẻ là Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì?
Ông Vũ Đức Giang trả lời phỏng vấn báo chí tại hội nghị (Ảnh: A.N) |
Ông Vũ Đức Giang: Khi Việt Nam mới trở thành thành viên của ITMF, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thế giới đã đề nghị sẽ tổ chức hội nghị năm 2012 tại Việt Nam. Điều này được giải thích là vị thế của dệt may Việt Nam đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngành dệt may thế giới. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, trên 15 năm, đặc biệt là 7 năm gần đây, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam đã có bước đột phá về tăng trưởng giá trị xuất khẩu với mỗi năm tăng trưởng tới 25-28%. Thế giới đánh giá khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh.
Ngoài ra, Liên đoàn cũng thấy được đội ngũ các nhà quản trị dệt may trong nước đã có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, cụ thể đã chuyển từ gia công thuần túy trước đây sang FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), từ một nước nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, hầu như là 100% thì hiện đã giảm xuống còn 60-65% và là bước để các doanh nghiệp dệt và sợi thế giới tạo một niềm tin và mở rộng hợp tác với chúng ta.
PV: Trong phát biểu sáng nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp FDI. Vậy ngành dệt may sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thưa ông?
Ông Vũ Đức Giang: Hội nghị ITMF lần này là cơ hội để tạo ra khả năng tác động đến tầm nhìn và tính chiến lược của từng doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài học hỏi lẫn nhau.
Đặc biệt, trong hội nghị lần này Việt Nam cần kêu gọi các nhà sản xuất sợi dệt nhuộm thế giới, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược này của Việt Nam và các sản phẩm cao cấp.
PV: Để đạt mục tiêu phát triển và hội nhập, sau hội nghị này, ngành dệt may sẽ có giải pháp cụ thể nào, thưa ông?
Ông Vũ Đức Giang: Mục tiêu năm nay đặt ra tại hội nghị thường niên ITMF là nền tảng cho nhiệm vụ 2013-2015 và tầm nhìn 2020-2030 của Việt Nam. Nó sẽ là điểm đột phá cho việc sản xuất các nguyên phụ liệu, các sản phẩm cốt lõi và tác động đến việc dây chuyền của chuỗi kéo dài các sản phẩm từ sợi, dệt nhuộm đến may.
Cụ thể, trong năm 2013 toàn ngành đặt ra mục tiêu xuất khẩu từ 20-21 tỷ USD, điều đặc biệt là các sản phẩm của chúng ta sẽ gắn với vấn đề giải quyết công ăn việc làm, an sinh xã hội cho người lao động. Đến 2015 thì xuất khẩu dệt may có thể đạt 25 tỷ USD, đây được coi là mục tiêu trong tầm tay và hội nghị thường niên như thế này sẽ tạo điều kiện khích lệ để các doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia đầu tư. Trong tháng 1/2013, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị của các nhà thiết kế thời trang thế giới tại Trung Quốc.
Từ năm 2017-2020, ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu nằm trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên, theo tôi có 4 vấn đề ngành dệt may phải vượt qua, đó là: Đầu tiên cần xác định sản phẩm cốt lõi cho mục tiêu chiến lược lâu dài. Theo đó, sợi, dệt, nhuộm là sản phẩm nối dài của may. Thứ hai, cần có một cơ chế mang tính ổn định lâu dài cho các doanh nghiệp đầu tư. Thứ ba, việc sản xuất phải gắn với thiết kế, với nhãn hiệu, thương hiệu. Cuối cùng, ngành dệt may phải đưa sản phẩm ra thị trường thế giới mà mục tiêu đến năm 2020 phải có 5-7 thương hiệu hội nhập thị trường thế giới.
PV: Vậy ông có thể đánh giá về những kết quả mà xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đạt được thời gian vừa qua?
Ông Vũ Đức Giang: Kết thúc 9 tháng năm 2012, toàn ngành xuất khẩu đạt kim ngạch 12,6 tỷ USD trên mục tiêu 17 tỷ USD. Đây là con số không dễ dàng đạt được. Tuy nhiên, tôi hy vọng hội nghị này sẽ là dấu mốc có tính đột phá trong việc đánh giá uy tín của dệt may Việt Nam trên trường quốc tế. Nó sẽ tạo động lực để toàn nganh phấn đấu đạt vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới đến năm 2020.
Với chính sách ổn định về môi trường kinh doanh, về chính sách thuế, ổn định lao động thông qua gắn kết các nhà máy với địa phương tôi cho rằng: mục tiêu xuất năm 2013 đạt 20-21 tỷ USD, năm 2015 xuất khẩu đạt 25-27 tỷ USD hoàn toàn nằm trong tầm tay.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()