Năm 2013, Tiền Giang phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 9,5% đến 10%
Tiền Giang chú trọng xây dựng các cụm công nghiệp ở vùng nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực này và tạo việc làm cho người lao động (Nguồn: congthuongonline)- Vượt qua những khó khăn của nền kinh tế, năm qua, ngành công nghiệp Tiền Giang vẫn giữ ở mức tăng trưởng hơn 19%, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao, song để việc tăng trưởng ổn định và bền vững trong những năm tiếp theo, đó là thách thức không nhỏ đối với ngành công nghiệp Tiền GiangNăm 2012, ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Tiền Giang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn như giá cả nguyên liệu, vật tư lên cao, cùng với đó, lãi suất ngân hàng và tỷ giá ngoại tệ cũng đều tăng, trong khi nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng ngày càng thắt chặt để kiềm chế lạm phát.Nhưng nhờ phát huy tốt nguồn nội lực, cùng với những giải pháp năng động, tích cực trong quản lý của các ngành chức năng nên nhiều doanh nghiệp ở Tiền Giang vẫn duy trì hiệu quả hoạt động. Toàn ngành công nghiệp của...
– Vượt qua những khó khăn của nền kinh tế, năm qua, ngành công nghiệp Tiền Giang vẫn giữ ở mức tăng trưởng hơn 19%, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao, song để việc tăng trưởng ổn định và bền vững trong những năm tiếp theo, đó là thách thức không nhỏ đối với ngành công nghiệp Tiền Giang
Năm 2012, ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Tiền Giang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn như giá cả nguyên liệu, vật tư lên cao, cùng với đó, lãi suất ngân hàng và tỷ giá ngoại tệ cũng đều tăng, trong khi nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng ngày càng thắt chặt để kiềm chế lạm phát.
Nhưng nhờ phát huy tốt nguồn nội lực, cùng với những giải pháp năng động, tích cực trong quản lý của các ngành chức năng nên nhiều doanh nghiệp ở Tiền Giang vẫn duy trì hiệu quả hoạt động. Toàn ngành công nghiệp của địa phương này đã duy trì mức độ tăng trưởng trên 19%, với tổng giá trị sản xuất hơn 12 nghìn tỷ đồng.
Ông Đặng Thanh Liêm, Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang cho biết, điểm nổi bật trong sản xuất công nghiệp của Tiền Giang năm 2012 là năng suất lao động của các doanh nghiệp lớn, nhất là trong các doanh nghiệp có trang bị công nghệ tiên tiến và hiện đại. Đó là những ngành như may mặc, sản xuất thức ăn chăn nuôi, các ngành này có năng suất lao động vượt trội, trung bình tăng từ 15% đến 50%, cùng với đó, tỷ suất lợi nhuận của một số ngành cũng tăng tương đối cao, có ngành lên đến 30%. Có được kết quả trên là do các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, do đó, nhiều doanh nghiệp đã phát triển về chiều sâu trong sản xuất, đứng vững trước thử thách khó khăn suốt thời gian qua.
Năm 2013, Tiền Giang phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 9,5% đến 10%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt gần 14 nghìn tỷ đồng, đây sẽ là điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tạo việc làm cho người lao động ở địa phương. Song, đây cũng là thách thức lớn của ngành công nghiệp Tiền Giang trong quá trình hội nhập và phát triển.
Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2013 vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng bền vững của ngành công nghiệp Tiền Giang, do đó, ngay từ tháng đầu năm 2013, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, với các giải pháp cụ thể khả quan, góp phần đảm bảo sự tăng trưởng chung của ngành, nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp mới thành lập ở Tiền Giang cũng khẩn trương hướng đến áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế xây dựng thương hiệu.
Không chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế xây dựng thương hiệu m à nhiều doanh nghiệp còn quan tâm đến lĩnh vực đầu tư đổi mới thiết bị. Trên thực tế, từ nhiều năm nay ở Tiền Giang, các doanh nghiệp còn hướng đến việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại kỹ thuật cao, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, đồng thời hạn chế thấp nhất việc biến động lao động xảy ra hàng năm, điều này các doanh nghiệp luôn phải đối mặt nhất là sau mỗi kỳ nghỉ lễ, tết trong năm. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngành công nghiệp Tiền Giang đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững, trong năm 2013 này, bên cạnh sự tự thân vận động của các doanh nghiệp trong thời gian qua, cũng cần có sự chung tay góp sức của các ban ngành hữu quan. Với vai trò đầu tàu, ngành Công Thương Tiền Giang cũng đã đưa ra chương trình hành động thiết thực và cụ thể. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác đầu tư, áp dụng chiến lược sản xuất sạch hơn, đây là những biện pháp được cho là hữu hiệu và được ngành quan tâm, nhằm thúc đẩy nền công nghiệp tỉnh Tiền Giang phát triển bền vững.
Theo ông Đặng Thanh Liêm, Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang, các doanh nghiệp cũng cần chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh của mình, nhất là thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp cũng cần có sự liên kết với nhau, nhất là các doanh nghiệp có chung ngành nghề, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, doanh nghiệp cần có tái cơ cấu về tài chính, đảm bảo cho năng lực tài chính của doanh nghiệp thật sự lành mạnh.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu đa dạng hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, không chỉ đảm bảo tiêu thụ cho nhu cầu trong nước, mà còn phục vụ cho cả xuất khẩu.
Có thể nói, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của ngành chủ quản và địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tỉnh Tiền Giang cũng đang hướng tới việc tăng cường hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại địa phương. Hy vọng, năm 2013, ngành công nghiệp của Tiền Giang tiếp tục hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đề ra, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của mảnh đất Anh hùng miền Tây Nam bộ. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()