Năm 2013, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT đã có bước đột phá
Trong năm 2013, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đã có bước đột phá. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với quy mô cả nước, tạo được dấu ấn và sự quan tâm của xã hội đến công tác đảm bảo TTATGT.
Trong năm 3013, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đã ký 6 Chương trình phối hợp với: Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh c uộc vận động “ N ông dân th am gia bảo đảm TTATGT” ; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với c uộc vận động “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình” ; với Bộ Y tế về “Tăng cường công tác y tế nhằm giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông (TNGT)”; với Hội Cựu chiến binh Việt Nam về thực hiện cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn TTATGT”; với Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Tăng cường công tác giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2013-2018” và với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ký Chương trình phối hợp t ăng cường công tác tuyên truyền an toàn giao thông và sơ cấp cứu nạn nhân TNGT tại cộng đồnggiai đoạn 2013-2018.
Cùng với đó, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Tổng cục VII (Bộ Công an) tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động “Văn hoá giao thông với bình yên sông nước” tại Khánh Hòa. Chỉ đạo Cảnh sát đường thủy các địa phương tổ chức thực hiện chương trình “Vì an toàn trẻ em trên sông nước”.
Bên cạnh đó, Ủy ban ATGT Quốc gia tăng cường phối hợp các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về việc sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người đi mô tô, xe gắn máy. H ưởng ứng Chương trình “Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ giai đoạn 2011-2020” của Liên Hợp Quốc, Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT”tại Việt Nam năm 2013 với các nội dung như: tuyên truyền, phổ biến rộng rãi mục đích, ý nghĩa của sự kiện tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT, những đau thương, mất mát do TNGT; thành lập 6 đoàn công tác tổ chức thăm hỏi, động viên nạn nhân TNGT và gia đình nạn nhân tử vong vì TNGT tại 11 địa phương; tổ chức Đại Lễ cầu siêu và Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT tại chùa Bái Đính, Ninh Bình. Ngoài ra, Uỷ ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức đọc thông điệp về tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT, biện pháp phòng tránh TNGT trong học sinh, sinh viên trong giờ chào cờ ngày 11/11 tại 28.600 trường học trên cả nước.
Các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia cũng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, các cơ quan chức năng liên quan đã xây dựng và công bố tiêu chí về “văn hóa giao thông”; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” và tiếp tục hướng dẫn các cấp Mặt trậ n thực hiện nội dung đưa văn hóa giao thông gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Trung ương Đoàn TNCS H ồ C hí M inh triển khai sâu rộng cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” và “Ngày hội thanh-thiếu nhi với văn hóa giao thông” ; Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị triển khai trong toàn quân thực hiện nghiêm nội dung, chương trình huấn luyện chính khóa và ngoại khóa về phổ biến pháp luật ATGT trong Quân đội , đồng thời tổ chức phát động thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, tổ chức Hội thi “Thanh niên quân đội với văn hóa giao thông” ; Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động về An toàn giao thông với chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”…
Các tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền về ATGT, Ban ATGT các tỉnh, thành phố đã biên tập phát hàng triệu tờ rơi tuyên truyền, cấp, phát hàng trăm nghìn cẩm nang hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông, đặc biệt nhiều mô hình hay, cách làm mới trong công tác tuyên truyền ở các tỉnh, thành phố được áp dụng và nhân rộng , tiêu biểu như: Hà Nội với mô hình phát thanh tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT tại các nút giao thông của lực lực CSGT; Hậu Giang tổ chức cho gần 10.000 lái xe ô tô ký cam kết không vi phạm TTATGT và gắn logo “Xe đăng ký ATGT”, đồng thời nhân rộng mô hình “Đoạn đường văn hóa an toàn”, “Câu lạc bộ chống đuối nước trẻ em”; Khánh Hòa với mô hình “Tổ tuần tra nhân dân”, “Tiếng kẻng an ninh”, “Con đường cựu chiến binh tự quản”; Quảng Nam với mô hình “Bến đò an toàn”, “Đội xe thồ tự quản”; An Giang nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán các hành vi vi phạm ATGT trên hệ thống đài phát thanh- truyền hình … Đặc biệt, năm ATGT 2013 các tỉnh đã chú trọng và đẩy mạnh tuyên truyền ATGT bằng hình thức lưu động đến các vùng sâu, vùng xa, đến tận các thôn, bản và tăng cường thông báo vi phạm về TTATGT về nơi cư trú, nơi công tác của người vi phạm. Nhiều tỉnh, thành phố đã đưa tiêu chí đảm bảo ATGT là tiêu chí quan trọng để bình xét, thi đua, khen thưởng cuối năm đối với cán bộ, công chức, đảng viên, sinh viên, học sinh và danh hiệu gia đình văn hóa. Ngoài ra, cơ quan truyền thông các địa phương đã chủ động phản ánh những vấn đề thực tế về TT ATGT, nhiều chuyên trang, chuyên mục đã xuất hiện trong các chương trình truyền hình, trên các trang báo viết, báo điện tử. Trong đó, nổi bật là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Khánh Hòa, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Quảng Trị, Hưng Yên, Tiền Giang, Lạng Sơn v.v….
Trong năm 201 3 , nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong nhà trường đã có nhi ề u đổi mới, được xây dựng và triển khai góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo các sở GD&ĐT, các nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giáo dục ATGT từ đầu năm học 201 3 -201 4 và hoạt động hưởng ứng ngày tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT ; Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm công tác giáo dục kiến thức ATGT trong nhà trường, thống nhất chủ trương tiến hành rà soát chương trình, nội dung tài liệu và thời lượng giảng dạy giáo dục ATGT chính khóa cho các cấp học; biên tập tài liệu, chương trình và bố trí thời lượng giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, bậc học; dự kiến đưa vào giảng dạy sau năm 2015 theo lộ trình xây dựng chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh cuộc vận động “Học sinh, sinh viên với văn hoá giao thông”, nhân rộng mô hình “Cổng trường ATGT” . Bên cạnh đó, năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tổ chức các hoạt động để tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT như: tổ chức thí điểm tập huấn về luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về giáo dục ATGT cho sinh viên sư phạm tại Thái Nguyên…
Có thể thấy, trong năm 2013 c ông tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TT ATGT đã có bước đột phá. Ủy ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế tổ chức n hiều hoạt động tuyên truyền với quy mô cả nước tạo được dấu ấn và sự quan tâm của xã hội đến công tác đảm bảo TTATGT . Bên cạnh đó, hàng tháng, hàng quý Ủy ban ATGT Quốc gia cũng tổ chức phát động các chiến dịch tuyên truyền theo từng chuyên đề nhằm nâng cao ý thức người tham gia giao thông thông như: chuyên đề về tốc độ, về rượu bia, về đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng. Ủy ban thường xuyên xây dựng các phóng sự, các clip tuyên truyền và các ấn phẩm truyền thông gửi xuống từng địa phương nhằm tuyên truyền rộng rãi và tạo hiệu ứng toàn xã hội trong công tác bảo đảm TTATGT. Ngoài ra, c ác cấp, các ngành và các cơ quan, thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương đã đầu tư nhiều hơn cho công tác thông tin, tuyên truyền về ATGT. Nhiều chuyên trang, chuyên mục, diễn đàn về ATGT đã được các cơ quan thông tấn báo chí đầu tư xây dựng bước đầu góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông. Công tác giáo dục ATGT cũng được các Bộ, ngành địa phương quan tâm, triển khai, các giáo trình giảng dạy về ATGT đã được quan tâm, cải tiến cả nội dung và hình thức nhằm từng bước đưa vào thành môn học chính khóa trong từng cấp học.
Theo CPV

Ý kiến ()