Chủ nhật, 02/02/2025 11:02 [(GMT +7)]
Năm 2012: Tập trung phát triển thương mại - dịch vụ
Thứ 2, 19/03/2012 | 08:14:00 [(GMT +7)] A A
Lợi thế là vậy, nhưng thực tế, theo đánh giá của cơ quan chức năng, sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, hệ thống giao thông, các khu vực kho, bãi, các cơ sở dịch vụ cửa khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Công tác đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch còn đầu tư dàn trải, không đồng bộ thiếu trọng điểm. Chính vì vậy, để thương mại – dịch vụ năm 2012 tăng trưởng và phát triển mạnh, cần nhanh chóng quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh với những định hướng, giải pháp thực hiện cụ thể.
LSO-Ngày 8/3/2012, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, đồng chí Vy Văn Thành, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: thời gian còn lại trong năm 2012, các ngành chức năng cần tiếp tục thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ.
Sản xuất ống nhựa và thước dây xuất khẩu tại Doanh nghiệp Toàn Hưng
Theo báo cáo của UBND tỉnh, gần 3 tháng đầu năm, hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ tiếp tục giữ được mức tăng trưởng khá cao. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ được hơn 3.200 tỷ đồng, đạt trên 22% kế hoạch, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2011. Số liệu trên cho thấy trong phát triển kinh tế, thời gian tới, Lạng Sơn vẫn chủ yếu hướng vào kinh tế cửa khẩu và thương mại, dịch vụ, du lịch, coi đây là ưu tiên hàng đầu, là lĩnh vực mũi nhọn, khâu đột phá trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Toàn tỉnh hiện có trên 1.300 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ. So với nhiều tỉnh, Lạng Sơn có ưu thế phát triển các loại hình doanh nghiệp. Lãnh đạo Sở Công thương cho rằng, sự phát triển khá mạnh mẽ của các loại hình kinh tế tư nhân trên hầu khắp các huyện, thành phố đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng quy mô ngành dịch vụ và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Bằng nguồn vốn đầu tư tập trung của tỉnh và cộng đồng, nhiều chợ được đầu tư cải tạo, nhiều hình thức phân phối hàng hoá hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn… đã xuất hiện và ngày càng chiếm ưu thế. Công tác xúc tiến thương mại được triển khai thực hiện tốt. Trong số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai thác, gia công. Ở những doanh nghiệp này đều mang khá đậm dấu ấn của giao lưu hợp tác phát triển thương mại với nước bạn Trung Quốc. Thành Long sản xuất bánh kẹo, Bảo Long sản xuất máy bơm,Toàn Hương sản xuất ống nhựa, Hương Trường sản xuất sản phẩm tre, Hùng Vương sản xuất linh kiện xe máy, cửa thép, Hưng Thịnh sản xuất gốm sứ… Sự hợp tác, giao lưu, phát triển thương mại này đã và đang tạo đà cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Chính sự hợp tác này đã tạo động lực thúc đẩy ngành thương mại – dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh trong những năm qua. Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt 12,7%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, dịch vụ, du lịch tăng bình quân 28%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng 38,7%. Năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển khá toàn diện; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) đạt 9,18%. Ông Lại Quốc Toản, Chủ tịch hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lạng Sơn đánh giá: tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ bán lẻ tăng dần theo từng năm cho thấy quy mô trao đổi hàng hoá của Lạng Sơn đang ngày một phát triển. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch XNK năm 2011 đạt 3.533 triệu USD tăng 45% so với năm 2010, cũng đã khẳng định thế mạnh kinh tế cửa khẩu của địa phương đang được khai thác, phát huy đúng hướng. Theo ông Toản, với hơn 100 hội viên, hiện Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động ở rất nhiều ngành nghề, các doanh nghiệp này đang đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 4.000 lao động – đây là con số không hề nhỏ so với thị trường lao động của tỉnh nhà.
Khách du lịch mua hàng ở chợ Đông Kinh
Lợi thế là vậy, nhưng thực tế, theo đánh giá của cơ quan chức năng, sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, hệ thống giao thông, các khu vực kho, bãi, các cơ sở dịch vụ cửa khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Công tác đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch còn đầu tư dàn trải, không đồng bộ thiếu trọng điểm. Chính vì vậy, để thương mại – dịch vụ năm 2012 tăng trưởng và phát triển mạnh, cần nhanh chóng quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh với những định hướng, giải pháp thực hiện cụ thể.
Trí Dũng
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()