Năm 2012: Phấn đấu lạm phát xuống dưới 10%
Tại hội nghị giữa nhiệm kỳ nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam sáng 9/6/2011 tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát...phấn đấu sang năm 2012 lạm phát xuống mức một con số.Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra những kết quả bước đầu đã đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết 11. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần giải quyết, các đại biểu tham gia cũng đưa ra một số giải pháp và ý kiến để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ điều hành để bội chi ngân sách dưới 5%Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: "Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trước mắt kiềm chế lạm phát, bảo vệ người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng chặt chẽ. Đầu tư công hiệu quả, giảm bội...
Tại hội nghị giữa nhiệm kỳ nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam sáng 9/6/2011 tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát…phấn đấu sang năm 2012 lạm phát xuống mức một con số.
Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra những kết quả bước đầu đã đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết 11. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần giải quyết, các đại biểu tham gia cũng đưa ra một số giải pháp và ý kiến để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ điều hành để bội chi ngân sách dưới 5%
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trước mắt kiềm chế lạm phát, bảo vệ người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng chặt chẽ. Đầu tư công hiệu quả, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Đồng thời hỗ trợ sản xuất vừa và nhỏ”.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, chỉ số lạm phát năm 2011 khoảng 15%, phấn đấu sang năm 2012 lạm phát giảm xuống mức một con số. Tiến tới năm 2014, đưa mức lạm phát dưới mức tăng trưởng. Để làm được điều này, cần lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm đầu, giảm mức lạm phát. Nếu giảm được lạm phát thì sang năm 2014 mức tăng trưởng kinh tế sẽ tăng lên 7%”- Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Quốc hội dự kiến mức bội chi ngân sách năm nay là 5,3%, Chính phủ sẽ điều hành để mức bội chi ngân sách dưới 5%, Phó Thủ tướng nói: “Tuy nhiên, Chính phủ không cắt giảm an sinh xã hội, sẽ cắt giảm những lĩnh vực khác nhất là chi tiêu hành chính. Đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật quan trọng, sẽ huy động nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng các công trình”.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng |
Về lĩnh vực tài chính – tiền tệ, trước những vấn đề nổi lên như thỏa thuận “ngầm” lãi suất, lãi suất huy động đang có sức ép tăng vượt trần 14%/năm, cung cầu vốn VND khá căng thẳng do tốc độ tăng không đồng đều giữa tín dụng và huy động, lãi suất cho vay ở mức khá cao, cùng với việc giảm quy mô và tốc độ tín dụng, cơ cấu tín dụng chậm thay đổi, doanh nghiệp và hộ sản xuất gặp khó khăn về chi phí vay vốn.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – ông Nguyễn Văn Bình, cho biết: “Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục đưa ra các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán 15%-16% và tín dụng dưới 20%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý”.
Cũng theo lời ông Bình, Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lãi suất thị trường, tỷ giá ở mức hợp lý và kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng. Điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính sách, phù hợp với diễn biến thị trường và mục tiêu kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm an toàn hệ thống đặc biệt là tính thanh khoản và chất lượng tín dụng.
Đối với thị trường ngoại hối và kinh doanh vàng, ông Bình nói thêm: “Xây dựng và ban hành các quy định mới về quản lý thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng đảm bảo cân đối nguồn ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thiết yếu và ổn định thị trường vàng trong nước”.
Đầu tư công năm 2011chỉ còn 36% tổng đầu tư, ông Cao Viết Sinh- Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Trong thời gian tới tiếp tục cơ cấu lại đầu tư nguồn vốn xã hội, theo hướng giảm dần đầu tư công, tăng dần tỷ trọng đầu tư tư nhân. Sử dụng nhiều phương thức huy động như BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao), BT (xây dựng – chuyển giao) và PPP (hợp tác công – tư)”.
Về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, ông Sinh đưa ra các giải pháp: Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung vào hình thức cổ phần hóa, coi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là giải pháp then chốt trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước”.
Bên cạnh đó, chú trọng kiện toàn tổ chức hoạt động của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn. Tiến hành rà soát lại ngành nghề kinh doanh, danh mục đầu tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động.
Đặc biệt, thay đổi mạnh mẽ về bản chất quá trình quản trị nội bộ doanh nghiệp nhà nước, cơ chế giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước phải được tăng cường. Tiếp tục nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Không cho nuôi dưỡng kỳ vọng lạm phát cao hơn
Ông Benedic Bingham –Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, cho rằng: “Thách thức trước mắt là phải xử lý được xu hướng tăng lên của lạm phát và ngăn không cho nuôi dưỡng một kỳ vọng lạm phát cao hơn và gây nên áp lực lên tiền đồng”.
Theo lời ông Bingham, điều này đòi hỏi phải tăng thêm lãi suất chính sách và các biện pháp hành chính không thể là biện pháp thay thế cho việc tăng thêm lãi suất này. Hơn nữa, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng phải thuyết phục thị trường rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ gần đây sẽ được duy trì cho đến khi kỳ vọng lạm phát vững trở lại một con số và dự trữ ngoại hối được củng cố ở mức cao hơn.
Đại diện IMF nhấn mạnh: Việc chính phủ đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ rằng sẽ tiếp tục cam kết thực hiện chiến lược nêu trong Nghị quyết 11 trong các năm sau 2011 sẽ rất quan trọng. Một cam kết chính trị về các mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp, sẽ là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc nâng sao sự tín nhiệm đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ của NHNN.
Chính sách tài khóa cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn những nỗ lực của chính sách tiền tệ. Xóa bỏ những quan ngại về những rủi ro dễ tổn thương trong hệ thống tài chính sẽ rất quan trong. Chính phủ cần phải chứng minh là đang có các biện pháp chủ động nhằm hạn chế mức độ dễ tổn thương của khu vực ngân hàng và doanh nghiệp, thông qua viejc thắt chặt các chuẩn mực hoạt động an toàn và tăng cường thanh tra hệ thống ngân hàng, cải thiện quản trị cũng như kỷ luật tài chính của cả các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
Còn Đại sứ Úc tại Việt Nam – Ông Allaster Cox có quan điểm: Ưu tiên xây dựng các hạ tầng chủ chốt, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp đột phá để Việt Nam phát triển bền vững. Việt Nam cần có cách tiếp cận toàn diện về bảo trợ xã hội hoan nghênh mở rộng bảo hiểm xã hội toàn dân vào năm 2014.
Ngoài ra, theo lời Đại sức Úc, Việt Nam cần cải thiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả đầu tư. “Đổi mới sử dụng nguồn lực công của các doanh nghiệp nhà nước, quyết định đầu tư như thế nào nhằm thúc đẩy cạnh tranh tăng cường hiệu quả.”- Đại sứ Úc nhấn mạnh
Theo Vtc.vn
Ý kiến ()