Năm 2011, trong điều kiện cả nước nói chung và ngành thuế nói riêng gặp nhiều khó khăn thách thức lớn, ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp (DN), sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp cùng với sự đồng lòng, phấn đấu của toàn ngành, nhiệm vụ công tác thuế năm 2011 đã đạt được những kết quả toàn diện và căn bản. Cán bộ Cục Thuế Hà Nội làm thủ tục tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ mã số thuế.Trong công tác thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, với mức được giao là 451.300 tỷ đồng, trong đó thu từ nguồn nội địa trừ dầu, trừ đất là 352 nghìn tỷ đồng, toàn ngành đã ước đạt mức thu 525 nghìn tỷ đồng, vượt 16,3% so dự toán pháp lệnh và bằng 108% chỉ tiêu phấn đấu, so cùng kỳ tăng 21,4%. Điều đáng mừng là số thu nội địa ước đạt 425 nghìn tỷ đồng, tăng 43 nghìn tỷ đồng, vượt 11,3%...
Năm 2011, trong điều kiện cả nước nói chung và ngành thuế nói riêng gặp nhiều khó khăn thách thức lớn, ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp (DN), sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp cùng với sự đồng lòng, phấn đấu của toàn ngành, nhiệm vụ công tác thuế năm 2011 đã đạt được những kết quả toàn diện và căn bản.
Cán bộ Cục Thuế Hà Nội làm thủ tục tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ mã số thuế.
Trong công tác thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, với mức được giao là 451.300 tỷ đồng, trong đó thu từ nguồn nội địa trừ dầu, trừ đất là 352 nghìn tỷ đồng, toàn ngành đã ước đạt mức thu 525 nghìn tỷ đồng, vượt 16,3% so dự toán pháp lệnh và bằng 108% chỉ tiêu phấn đấu, so cùng kỳ tăng 21,4%. Điều đáng mừng là số thu nội địa ước đạt 425 nghìn tỷ đồng, tăng 43 nghìn tỷ đồng, vượt 11,3% so dự toán pháp lệnh, bằng 101,9% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 17% so cùng kỳ. Một trong những điểm nổi bật trong kết quả thu NSNN năm 2011 là số thu tại khu vực công thương nghiệp (CTN) và dịch vụ ngoài quốc doanh (NQD) đạt khá với mức 110,6% dự toán, tăng 26,7%; thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đạt 128,6% dự toán, tăng 41,4%… Về quy mô thu ngân sách, cả nước có 21 địa phương đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, trong đó có 13 địa phương thu hơn 5 nghìn tỷ đồng (tăng một địa phương so thực hiện năm 2010); 27 địa phương thu đạt từ 1 nghìn đến ba nghìn tỷ đồng; 11 địa phương thu đạt từ 500 đến 1 nghìn tỷ đồng, và chỉ còn bốn địa phương thu dưới 500 tỷ đồng (giảm một địa phương so thực hiện năm 2010).
Theo lãnh đạo ngành thuế cho biết, bên cạnh những thuận lợi chung, đối với riêng ngành thuế, tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, công tác đối ngoại đạt được những kết quả tốt đẹp… đã tạo cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc huy động và nuôi dưỡng nguồn thu NSNN. Ngoài ra sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành ở trung ương và các địa phương với cơ quan thuế trong việc tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế (nhất là các biện pháp chống gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng nhái, chống chuyển giá, trốn thuế, ẩn lậu thuế) đã cùng với việc ngành thuế chủ động triển khai áp dụng đồng bộ và quyết liệt các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu và chống thất thu ngân sách đi đôi thực hiện cải cách thủ tục hành chính… góp phần quyết định vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN trong năm 2011.
Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ, tổ chức điều hành tốt bộ phận một cửa, ngành thuế cũng đã duy trì và tăng cường một cách hiệu quả các phương thức hỗ trợ người nộp thuế (NNT).
Trong công tác quản lý kê khai, kế toán thuế và hoàn thuế GTGT, việc kiểm kê, rà soát mã số thuế (MST) luôn được cơ quan thuế các cấp quan tâm và chú trọng. Ngành cũng đã tiếp tục triển khai thực hiện tốt ứng dụng kê khai mã vạch hai chiều, kê khai qua mạng in-tơ-nét. Tính bình quân chung tỷ lệ NNT đã nộp tờ khai đúng hạn trên số NNT phải nộp tờ khai đạt 94% (tăng 11% so cùng kỳ), trong đó thuế GTGT đạt 98% (tăng 10% so cùng kỳ), thuế TNDN đạt 51% so số thống kê phải nộp, thuế TNDN tạm tính đạt 80% (tăng 16%).
Một trong những thành tích nổi bật nữa của ngành thuế trong việc góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho SX-KD, khuyến khích, đẩy mạnh việc xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu là đã thực hiện nhanh chóng, kịp thời việc hoàn thuế cho các DN. Trong 10 tháng đầu năm, tổng số tiền hoàn thuế GTGT là 62.198 tỷ đồng (bằng 148% dự toán hoàn thuế năm 2011 và bằng 167% so cùng kỳ năm 2010). Tính đến hết quý III-2011, toàn ngành đã giải quyết miễn, giảm thuế với số tiền là 280.700 triệu đồng. Bên cạnh đó công tác quản lý nợ thuế cũng được tăng cường, đạt được những kết quả tích cực như: số nợ thuế có xu hướng giảm dần, đã thu hồi được 67% số nợ đọng thuế từ năm 2010 chuyển sang. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thanh tra chống chuyển giá nói riêng được nâng cao một bước về chất lượng: thanh tra, kiểm tra tại 45.939 DN (tăng 44,5% so cùng kỳ), qua đó xử lý truy thu và phạt 7.683 tỷ đồng (bằng 140,7% so cùng kỳ), giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là 8.400 tỷ đồng (bằng 210% cùng kỳ), số đã nộp ngân sách là 4.100 tỷ đồng. Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá được nâng lên một bước cả về số lượng và hiệu quả, đã có những tác động tích cực bước đầu đối với các DN trong việc tổ chức công tác hạch toán kế toán, kê khai giá bán sản phẩm: thanh tra 856 DN lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá, đạt 67% so kế hoạch đề ra, xử lý giảm lỗ 4.400 tỷ đồng (tăng hơn 2,5 lần so cùng kỳ), truy thu thuế và phạt 1.650 tỷ đồng (tăng 4 lần so cùng kỳ).
Trong công tác thực hiện các chính sách vĩ mô, kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ, ngành thuế đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều nhóm giải pháp cơ bản, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào các nhiệm vụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Chính phủ: số thuế miễn, giảm, gia hạn năm 2011 đạt 13.379 tỷ đồng; số thuế miễn, giảm, gia hạn năm 2012 là 5.412 tỷ đồng. Toàn ngành đã thực hiện tạm dừng 150 công trình xây dựng cơ bản thuộc diện năm 2011, tạm dừng mua sắm 85 xe ô-tô, lùi thời hạn mua sắm máy phát điện, dự án in thẻ mã số thuế cá nhân…
Trong công tác cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, năm 2011, cùng với việc tập trung nghiên cứu, xây dựng chính sách pháp luật thuế, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, quy trình quản lý thuế, ngành thuế đã triển khai thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cho Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Thông tư 153/2010/TT-BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được triển khai thông suốt, góp phần nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của các DN trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn. Kết quả là, trên địa bàn cả nước đã có 413.935 DN tự in, đặt in hóa đơn hoặc đã đăng ký sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, tăng gấp nhiều lần so trước năm 2011 và đã tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của cộng đồng DN.
Đối với công tác hiện đại hóa công tác quản lý thuế, ngành thuế đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận cả về chính sách thuế và quản lý thuế, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế, đánh dấu một chặng đường phấn đấu của toàn thể công chức, viên chức ngành thuế. Một trong những bước cải tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa công tác quản lý thuế là đã triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng in-tơ-nét. Từ chỗ triển khai thí điểm ở năm địa phương năm 2009 với 410 DN, đến cuối năm 2010 đã có 6 nghìn DN tại 19 địa phương và năm 2011 đã có 65 nghìn DN tại 41 địa phương đã thực hiện hoạt động này. Riêng khối DN lớn đã có 70% số DN thực hiện kê khai thuế qua mạng. Ngoài ra, ngành cũng đã tiếp tục thực hiện các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế như: triển khai giai đoạn 2 của dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa ngành Thuế – Hải quan – Kho bạc – Tài chính; triển khai mạnh mẽ đề án nộp thuế qua ngân hàng; duy trì việc phối hợp công tác với cơ quan Kế hoạch – Đầu tư trong việc trao đổi thông tin đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; hoàn thành việc triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu quản lý thuế TNCN để chuẩn bị triển khai rộng rãi trên địa bàn cả nước trong năm 2012…, cùng nhiều đề án đẩy mạnh, hiện đại hóa công tác quản lý thuế khác.
Bước sang năm 2012, nhiệm vụ đặt ra cho ngành thuế là rất nặng nề, nhưng với sự đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành thuế quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các ngành, các cấp và toàn bộ hệ thống chính trị hoàn thành toàn diện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.
Theo Nhandan
Ý kiến ()