Năm 2011: Triển khai hiệu quả công tác xây dựng kết cấu hạ tầng
Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội nên ngay từ đầu năm 2011, các cấp, các ngành đã triển khai nhiều biện pháp nhằm huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư đồng bộ các công trình, dự án trọng yếu, bảo đảm sớm phát huy hiệu quả. Nhằm thắt chặt quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển, vốn trái phiếu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn TPCP để tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích các hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP), đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; ban hành Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư, nhất là đầu tư...
Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội nên ngay từ đầu năm 2011, các cấp, các ngành đã triển khai nhiều biện pháp nhằm huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư đồng bộ các công trình, dự án trọng yếu, bảo đảm sớm phát huy hiệu quả.
Nhằm thắt chặt quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển, vốn trái phiếu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn TPCP để tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích các hình thức đầu tư đối tác công – tư (PPP), đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội; ban hành Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư, nhất là đầu tư công được tăng cường; các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong đầu tư công được quan tâm chỉ đạo.
Các trục giao thông đường bộ, đường sắt, công trình điện, công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như phòng chống thiên tai, bão, lũ được quan tâm đầu tư phát triển; hệ thống kho dự trữ một số hàng hóa nông sản chủ lực được xây dựng. Năng lực vận chuyển hành khách công cộng ở các đô thị lớn tiếp tục được đầu tư; các hình thức vận tải đa phương thức cũng như hệ thống phương tiện và dịch vụ vận tải được hình thành và phát triển tốt.
Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 ước đạt khoảng 870 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 34,7% GDP, trong đó: vốn NSNN và trái phiếu chính phủ ước đạt 220 nghìn tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư Nhà nước ước đạt 50 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, trong đó, phần vốn góp của nước ngoài khoảng 8 tỷ USD (khoảng 165 nghìn tỷ đồng), bằng mức năm 2010. Vốn ODA giải ngân năm 2011 ước đạt 3.650 triệu USD, tăng 3,1% so với năm 2010. Vốn đầu tư toàn xã hội giảm nhiều so với năm trước là do thực hiện chủ trương chủ động cắt giảm vốn đầu tư của nhà nước để kiềm chế lạm phát; mặt khác các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp nên giảm đầu tư hoặc tìm cách bảo toàn vốn chờ thời cơ.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()