Theo dự thảo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 do Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày sáng nay, 2-6, Quốc hội đưa vào chương trình chuẩn bị Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.Năm tới, sẽ có 22 dự án luật, hai dự thảo nghị quyết được nằm trong chương trình chính thức. 12 dự án luật và dự thảo quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 thuộc chương trình chuẩn bị.Cụ thể, trong kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa XII vào năm 2011, Quốc hội sẽ thông qua năm dự án luật gồm: Luật phòng, chống buôn bán người, Luật cơ yếu, Luật kiểm toán độc lập, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Thủ đô. Đáng chú ý, Luật Thủ đô (đã được hoãn từ kỳ này) sẽ được chuyển sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám và thông qua tại kỳ họp thứ chín. Các dự án đã được hoãn nhiều lần như Luật biển Việt Nam, Luật tiếp cận thông...
Theo dự thảo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 do Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày sáng nay, 2-6, Quốc hội đưa vào chương trình chuẩn bị Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Năm tới, sẽ có 22 dự án luật, hai dự thảo nghị quyết được nằm trong chương trình chính thức. 12 dự án luật và dự thảo quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 thuộc chương trình chuẩn bị.
Cụ thể, trong kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa XII vào năm 2011, Quốc hội sẽ thông qua năm dự án luật gồm: Luật phòng, chống buôn bán người, Luật cơ yếu, Luật kiểm toán độc lập, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Thủ đô. Đáng chú ý, Luật Thủ đô (đã được hoãn từ kỳ này) sẽ được chuyển sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám và thông qua tại kỳ họp thứ chín. Các dự án đã được hoãn nhiều lần như Luật biển Việt Nam, Luật tiếp cận thông tin… chưa rõ khi nào sẽ được trình, dù đã nằm trong chương trình chuẩn bị của năm 2010.
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII năm 2011 sẽ thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, và kỳ họp thứ 2 thông qua tám dự án luật và nghị quyết khác.
Ông Nguyễn Văn Thuận cho biết, ngay trong năm 2010, Quốc hội sẽ tổng kết thi hành các quy định của các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các quy định của Hiến pháp năm 1992. Việc đưa dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào chương trình chuẩn bị năm 2011 nhằm tạo cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sau khi có chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.
Việc sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy nhà nước cần quán triệt đầy đủ chủ trương, đường lối trong các văn kiện của Đảng. Cụ thể là định hướng cải cách tư pháp lấy Tòa án làm trọng tâm, tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố (Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị); giao Thủ tướng Chính phủ thẩm quyền điều động, bổ nhiệm Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp trên điều động, bổ nhiệm Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp; thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận, huyện, phường… Đây là những định hướng lớn, liên quan trực tiếp đến các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, đồng thời cũng liên quan đến các quy định tương ứng của Hiến pháp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()