Mỹ mở rộng điều tra về độ an toàn hệ thống lái tự động của Tesla
Dữ liệu pháp y bổ sung về 11 trong số các vụ việc cho thấy người lái xe không có hành động nào để tránh va chạm trong khoảng từ 2-5 giây trước khi xảy ra vụ việc mặc dù đang trực tiếp cầm lái.
Giới chức quản lý Mỹ đã mở rộng cuộc điều tra nhằm vào hệ thống “lái xe tự động” (Autopilot) của hãng sản xuất ôtô điện Tesla.
Động thái này có khả năng dẫn tới việc triệu hồi xe do một tính năng gây tranh cãi trong các ôtô điện (EV) của nhà tỷ phú Elon Musk.
Theo một báo cáo tóm tắt, Cơ quan quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) đang điều tra xem liệu hệ thống lái xe tự động và các hệ thống liên quan của Tesla có thể làm trầm trọng thêm các rủi ro liên quan đến các yếu tố con người hoặc an toàn hành vi khi làm suy giảm hiệu quả giám sát người lái xe.
NHTSA đang cân nhắc coi cuộc điều tra là “phân tích kỹ thuật,” thay vì ở mức “đánh giá sơ bộ,” để xác định “có nên bắt đầu một đợt thu hồi vì lý do an toàn hay kết thúc cuộc điều tra.”
Trước đó, NHTSA mở cuộc điều tra vào tháng 8/2021 sau khi xác định 11 vụ tai nạn liên quan đến hệ thống tự lái của Tesla, trong đó hệ thống tự lái và chế độ kiểm soát hành trình chủ động (TACC), và 5 vụ tai nạn khác sau đó được cho là mắc lỗi tương tự.
Dữ liệu pháp y bổ sung về 11 trong số các vụ việc cho thấy người lái xe không có hành động nào để tránh va chạm trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 giây trước khi xảy ra vụ việc mặc dù đang trực tiếp cầm lái.
Ngoài ra, cơ quan này cũng đã điều tra hơn 100 vụ tai nạn không liên quan đến xe có sử dụng hệ thống lái tự động Tesla hoặc một hệ thống hỗ trợ người lái khác.
Trong khoảng một nửa số trường hợp này, NHTSA cho hay có bằng chứng cho thấy người lái xe “không đủ phản ứng” với các điều kiện lái xe.
NHTSA còn xác định rằng trong 37 vụ tai nạn, người lái xe đang cầm vô lăng trong giây cuối cùng trước xảy ra va chạm. Phía Tesla đã bảo vệ tính năng lái tự động, cho rằng nếu sử dụng đúng cách, tính năng này sẽ giảm nguy cơ xảy ra tai nạn./.
Ý kiến ()