Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự hùng mạnh tại Côoét
Với lý do “linh hoạt phản ứng và đối phó với các tình huống đột xuất”, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama (Barack Obama) đang lập kế hoạch theo đó tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự đủ mạnh tại Côoét. Dẫn báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 đến năm 2003 khi Mỹ phát động cuộc chiến Irắc, số lĩnh Mỹ đồn trú tại Côoét chỉ ở mức 5.000 người. Ở thời điểm hiện tại có khoảng 15.000 lính Mỹ đang có mặt tại Côoét và có khả năng sẽ giảm, nhưng vẫn ở mức khoảng 13.500 quân. Ba căn cứ chủ yếu của Mỹ tại Côoét là Trại Arípgian (Camp Arifjan), Căn cứ không quân Ali An Xalem (Ali Al Salem) và Trại Buhơring (Camp Buehring). Việc tiếp tục duy trì một khả năng quân sự đủ mạnh tại Côoét là nằm trong chiến lược chung của Lầu Năm Góc, theo đó cắt giảm số quân đồn trú tại châu Âu để gia tăng sự hiện diện tại châu Á, trong đó có Trung Đông. Theo kế...
Với lý do “linh hoạt phản ứng và đối phó với các tình huống đột xuất”, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama (Barack Obama) đang lập kế hoạch theo đó tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự đủ mạnh tại Côoét.
Dẫn báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 đến năm 2003 khi Mỹ phát động cuộc chiến Irắc, số lĩnh Mỹ đồn trú tại Côoét chỉ ở mức 5.000 người. Ở thời điểm hiện tại có khoảng 15.000 lính Mỹ đang có mặt tại Côoét và có khả năng sẽ giảm, nhưng vẫn ở mức khoảng 13.500 quân. Ba căn cứ chủ yếu của Mỹ tại Côoét là Trại Arípgian (Camp Arifjan), Căn cứ không quân Ali An Xalem (Ali Al Salem) và Trại Buhơring (Camp Buehring).
Việc tiếp tục duy trì một khả năng quân sự đủ mạnh tại Côoét là nằm trong chiến lược chung của Lầu Năm Góc, theo đó cắt giảm số quân đồn trú tại châu Âu để gia tăng sự hiện diện tại châu Á, trong đó có Trung Đông. Theo kế hoạch của Lầu Năm Góc, sau khi hoàn tất rút quân khỏi Irắc, số lính Mỹ đồn trú tại các nước Trung Đông sẽ vào khoảng 40.000. Trong khi đó, tại châu Âu, Mỹ sẽ cắt giảm 2 lữ đoàn và 2 đại đội, chỉ duy trì tổng số quân khoảng 68.000 người. Tại châu Á, trong bài phát biểu mới đây tại Xinhgapo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lêôn Panétta (Leon Panetta) thông báo, bất chấp ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, số lượng binh lính và vũ khí công nghệ cao của Mỹ vẫn sẽ được tăng cường tại châu Á-Thái Bình Dương. Cụ thể, đến năm 2020, Mỹ dự kiến triển khai 60% nguồn lực sức mạnh của Hải quân tại Thái Bình Dương và 40% tại Đại Tây Dương so với tỷ lệ 50%/50% như hiện nay.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()