Mutrap III: Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam
Hôm nay 30/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) đã chính thức công bố kết thúc dự án sau gần 4 năm hoạt động, đồng hành cùng Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thương mại. Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III do Liên minh châu Âu tài trợ, Bộ Công Thương phối hợp thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2012 với tổng chi phí 10.670.000 Euro. Trong đó, Liên minh châu Âu tài trợ 10.000.000 Euro, Chính phủ Việt Nam đóng góp 670.000 Euro. Dự án đã thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cả về thương mại lẫn việc điều chỉnh tác động của thương mại. Các hoạt động của dự án không chỉ tập trung vào vào việc xây dựng chính sách, xây dựng năng lực hội nhập, tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp mà còn có các hoạt động liên quan tới xã hội như chú trọng tới luật bảo vệ người tiêu dùng, luật cạnh tranh và các vấn đề liên quan...
Hôm nay 30/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) đã chính thức công bố kết thúc dự án sau gần 4 năm hoạt động, đồng hành cùng Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thương mại.
Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III do Liên minh châu Âu tài trợ, Bộ Công Thương phối hợp thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2012 với tổng chi phí 10.670.000 Euro. Trong đó, Liên minh châu Âu tài trợ 10.000.000 Euro, Chính phủ Việt Nam đóng góp 670.000 Euro. Dự án đã thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cả về thương mại lẫn việc điều chỉnh tác động của thương mại. Các hoạt động của dự án không chỉ tập trung vào vào việc xây dựng chính sách, xây dựng năng lực hội nhập, tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp mà còn có các hoạt động liên quan tới xã hội như chú trọng tới luật bảo vệ người tiêu dùng, luật cạnh tranh và các vấn đề liên quan tới môi trường người lao động…
Việc cải thiện đáng kể mục tiêu đa dạng hóa xuất khẩu cũng là một thành công khác của dự án và đặc biệt, từ năm 2007, Việt Nam rõ ràng đã cải thiện được thứ hạng trên bảng xếp hạng thế giới về môi trường kinh doanh và chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Đáng lưu ý, con số tăng trưởng thương mại cao với các nước ASEAN thông qua FTA mà Việt Nam đã ký kết có một phần đóng góp của Dự án trong việc hỗ trợ các bộ ngành Việt Nam xây dựng các chính sách liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý, Giám đốc Dự án MUTRAP III cho biết: trong thời gian 46 tháng hoạt động, Dự án đã hoàn thành 70 hoạt động, đạt 159% kế hoạch đặt ra và 64 báo cáo kỹ thuật nhằm hỗ trợ xây dựng chiến lược và xây dựng văn bản pháp luật, nghiên cứu phục vụ công tác hoạch định chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, phổ biến thông tin, đào tạo, nghiên cứu khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, cổng thông tin, cung cấp trang thiết bị, biên soạn và xuất bản nhiều ấn phẩm. Dự án đã tổ chức thành công 240 hội thảo/tọa đàm, thu hút 22.000 người tham dự; hỗ trợ kinh phí cho 42 đoàn gồm 169 cán bộ Chính phủ tham dự các cuộc họp ở nước ngoài trong khuôn khổ các hoạt động của ASEAN và WTO; tổ chức 33 khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng của các cán bộ của Chính phủ, của các hiệp hội, viện trường…
Bên cạnh việc hỗ trợ xây dựng chính sách thương mại và phát triển thương mại tại Việt Nam, nâng cao năng lực của các tổ chức và tăng cường sự tương tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đặc biệt nâng cao năng lực của Chính phủ để phổ biến thông tin và nâng cao năng lực của doanh nghiệp để đóng góp cho các chính sách thương mại có giá trị. Dự án đã đóng góp đáng kể vào một số thành quả tích cực liên quan đến thương mại của Việt Nam trong bốn năm qua, Việt Nam đã tăng cường sự hiện diện của mình trong các tổ chức thương mại quốc tế (ví dụ: chỉ sau ba năm trở thành thành viên WTO, Việt Nam đã đệ đơn kiện Hoa Kỳ lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO), cải thiện năng lực thực hiện các cam kết quốc tế, tham gia tích cực và ký kết một số Hiệp định thương mại tự do mới và xây dựng chiến lược để đối phó với các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng như thúc đẩy hội nhập từ trung đến dài hạn.
Sự hỗ trợ của Dự án MUTRAP đóng vai trò quan trọng ngay cả đối với doanh nghiệp: lần đầu tiên, (thông qua Nghị định 6/2012) cộng đồng doanh nghiệp thực sự có quyền để được Chính phủ tham vấn trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế và các doanh nghiệp đã khai thác triệt để bằng cách chính thức và minh bạch gửi các bản khuyến nghị trình Chính phủ.
Với sự hỗ trợ của Dự án MUTRAP, một số trường đại học đã tổ chức thành công các chương trình cử nhân, thạc sĩ mới liên quan đến thương mại và thành lập được một viện nghiên cứu. Việc cải thiện môi trường pháp lý (cũng do MUTRAP đóng góp) đã thuyết phục 22 quốc gia công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các mối quan hệ thương mại quốc tế.
Phát biểu tại Lễ tổng kết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đánh giá cao kết quả hỗ trợ của Dự án MUTRAP: các hoạt động của dự án mang tính bền vững cao thể hiện rõ nét qua các hoạt động phối hợp nghiên cứu giữa chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài với sự tham gia chủ động và tích cực của các cán bộ dự án.
Thứ trưởng nhấn mạnh: Dự án đã có những đóng góp hết sức tích cực và hiệu quả đối với tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, với nhiều thách thức trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có sức lan truyền mạnh cũng đã và đang tác động đến mọi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này, tuy nhiên với sự hỗ trợ thiết thực từ Dự án hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt là các Dự án do Liên minh châu Âu tài trợ đã giúp Việt Nam nâng cao năng lực cho cán bộ nhà nước trong việc hoạch định chính sách cũng như giúp Chính phủ chủ động hơn trong đối phó với những biến đổi của nền kinh tế ở mức vĩ mô. Dự án cũng đóng góp tích cực vào việc tăng cường năng lực của Bộ Công Thương trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nhiều hoạt động của dự án đã hỗ trợ tích cực cho việc hoạch định chính sách kinh tế của Chính phủ và dự án tuân thủ đầy đủ quy trình và thủ tục của EC.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, Mutrap III đã đóng góp rất nhiều công sức để hỗ trợ cho phía Việt Nam nâng cao năng lực trong việc xây dựng các hành lang pháp lý và một số văn bản pháp lý tiêu biểu như xây dựng Luật cạnh tranh, các văn bản dưới luật, bao gồm các nghị định, các quyết định của Chính phủ. Thông qua đó, Dự án cũng hỗ trợ cho Việt Nam tạo dựng một hành lang pháp lý phù hợp với những cam kết trong quá trình hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới…và đến nay, có thể thấy rằng dự án Mutrap III đã hoàn thành tốt mục tiêu của mình.
Theo Ngài Franz Jenssen, Đại sứ, trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu và khu vực, tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU với một dự án mới mang tên “Dự án Hỗ trợ Đầu tư và Chính sách thương mại châu Âu: EU-MUTRAP”, dự kiến triển khai hoạt động trong năm tới.
Theo Dangcongsan.vn

Ý kiến ()