Mũi tên nhằm nhiều đích
Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma bất ngờ thăm Áp-ga-ni-xtan vào ngày 1-5, thời điểm tròn một năm trùm khủng bố B.La-đen bị biệt kích Mỹ tiêu diệt, trong sứ mệnh"một mũi tên trúng nhiều đích".Chiếc chuyên cơ chở Tổng thống Ô-ba-ma và phái đoàn tùy tùng đã đi'xuyên màn đêm' cả khi đến và khi rời Thủ đô Ca-bun. Theo mô tả của phóng viên ABC Otus News có mặt trong hành trình chuyến thăm, trong bối cảnh tình hình an ninh ở Áp-ga-ni-xtan vẫn phức tạp và khó lường, mọi hoạt động đều'diễn ra trong đêm', được tính toán chi li nhằm bảo đảm an ninh cao nhất cho người đứng đầu Nhà trắng. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đều hài lòng với những kết quả đạt được, trọng tâm là việc ký Hiệp định quan hệ đối tác chiến lược (SPA) Mỹ - Áp-ga-ni-xtan. Với Tổng thống Ô-ba-ma, người đang trong giai đoạn nước rút tìm cách giữ ghế Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, thì nội dung không kém phần quan trọng là nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ tại chiến trường nóng bỏng Áp-ga-ni-xtan, qua đó chuyển nhiều thông...
Chiếc chuyên cơ chở Tổng thống Ô-ba-ma và phái đoàn tùy tùng đã đi'xuyên màn đêm' cả khi đến và khi rời Thủ đô Ca-bun. Theo mô tả của phóng viên ABC Otus News có mặt trong hành trình chuyến thăm, trong bối cảnh tình hình an ninh ở Áp-ga-ni-xtan vẫn phức tạp và khó lường, mọi hoạt động đều'diễn ra trong đêm', được tính toán chi li nhằm bảo đảm an ninh cao nhất cho người đứng đầu Nhà trắng. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đều hài lòng với những kết quả đạt được, trọng tâm là việc ký Hiệp định quan hệ đối tác chiến lược (SPA) Mỹ – Áp-ga-ni-xtan. Với Tổng thống Ô-ba-ma, người đang trong giai đoạn nước rút tìm cách giữ ghế Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, thì nội dung không kém phần quan trọng là nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ tại chiến trường nóng bỏng Áp-ga-ni-xtan, qua đó chuyển nhiều thông điệp tới người dân và cử tri Mỹ ở quê nhà.
Nội dung chính của SPA khẳng định, Mỹ và Áp-ga-ni-xtan tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ sau năm 2014, khi Mỹ rút hết quân khỏi Áp-ga-ni-xtan. Áp-ga-ni-xtan cho phép một lực lượng Mỹ tiếp tục ở lại nước này với vai trò cố vấn, huấn luyện cho các lực lượng vũ trang của Áp-ga-ni-xtan cũng như truy quét và tiêu diệt An Kê-đa; Áp-ga-ni-xtan cũng đồng ý cho các lực lượng Mỹ tiếp cận và sử dụng các cơ sở quân sự của nước này. Về phần mình, Mỹ khẳng định coi Áp-ga-ni-xtan là đồng minh quan trọng ngoài NATO và bảo đảm rằng Oa-sinh-tơn sẽ không bỏ rơi Ca-bun trong công cuộc khôi phục an ninh, tái thiết và xây dựng đất nước. Tổng thống Ca-dai đánh giá, việc ký SPA song phương có ý nghĩa lịch sử, mở ra'chương mới' thân thiện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ giữa hai nước, đồng thời hy vọng SPA giúp mang lại ổn định, thịnh vượng và phát triển tại khu vực. Với niềm tin'ánh sáng của ngày mới' đã xuất hiện, Tổng thống Ô-ba-ma nói rằng, sứ mệnh của Mỹ tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan cơ bản đã hoàn tất, khép lại một thập kỷ bị'mây đen' của chiến tranh bao phủ và cam kết Oa-sinh-tơn sẽ đồng hành với Ca-bun trong những chặng đường sắp tới.
Trong tình trạng an ninh thắt chặt, Tổng thống Ô-ba-ma dành 45 phút gặp và nói chuyện với khoảng 3.000 quân nhân Mỹ, chủ yếu thuộc Đơn vị bộ binh số 1 ở Căn cứ không quân Ba-gram, một trong những nơi đồn trú đông nhất của quân nhân Mỹ, cách Thủ đô Ca-bun 60 km về phía bắc. Trước ống kính truyền hình trực tiếp, Tổng thống Ô-ba-ma nhấn mạnh, với những nỗ lực không mệt mỏi, Mỹ và các đồng minh đã làm suy yếu đáng kể lực lượng Ta-li-ban mà đỉnh điểm là chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố B.La-đen một năm về trước. Khoảng 20 trong 30 thủ lĩnh của An Kê-đa cũng đã bị tiêu diệt. Ông nói:'Tại đây, cuộc chiến đã nổ ra và cũng chính nơi này, cuộc chiến sẽ khép lại… Với sự tin tưởng nhau và cùng hướng tới tương lai, chúng ta cùng nhau mang lại hòa bình'. Người đứng đầu Nhà trắng thừa nhận, con đường thực hiện những mục tiêu đó chắc chắn còn nhiều chông gai, nước Mỹ sẽ không tránh khỏi thêm'nhiều đau thương và mất mát hy sinh', đồng thời, một lần nữa, kêu gọi binh sĩ Mỹ chung tay thực hiện trọn vẹn sứ mệnh bảo vệ hòa bình cho Áp-ga-ni-xtan cũng chính là bảo vệ mục tiêu chiến lược của Oa-sinh-tơn tại khu vực Nam Á.
Lâu nay, cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan là một trong những chủ đề làm'nóng' chính trường Mỹ. Theo Lầu năm góc, kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11-9-2001 đến nay, hơn 1.800 binh sĩ Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan đã bỏ mạng; các cuộc chiến ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan tiêu tốn của Mỹ khoảng 1.300 nghìn tỷ USD. Kết quả điều tra dư luận tại Mỹ cho thấy, có tới 60% số người Mỹ được hỏi phản đối sự hiện diện của binh sĩ nước này tại Áp-ga-ni-xtan. Không ngạc nhiên khi các ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục tận dụng những cơ hội cuối cùng để ghi thêm điểm trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Ứng cử viên đảng Cộng hòa (CH) đối lập M.Rôm-ni cáo buộc Tổng thống Ô-ba-ma'chính trị hóa' cái chết của B.La-đen để nâng cao uy tín bản thân, trong khi Nhà trắng'dội' lại rằng, liệu đảng CH có thể mở chiến dịch chọc thủng nơi ẩn náu của trùm khủng bố La-đen ở Pa-ki-xtan như ban lãnh đạo đảng Dân chủ (DC) đã làm được không? Theo các nhà phân tích, chuyến thăm Áp-ga-ni-xtan của Tổng thống Ô-ba-ma nằm trong mục tiêu của Nhà trắng là giành thêm phiếu ủng hộ của cử tri cho đại diện của đảng cầm quyền.
Mỹ đang triển khai 88 nghìn quân tại Áp-ga-ni-xtan sau khi rút quân đợt đầu tiên mười nghìn người khỏi Áp-ga-ni-xtan vào năm 2011; dự kiến sẽ rút hơn 33 nghìn quân tăng viện năm 2009 trong vài tháng tới và hoàn tất việc rút quân vào cuối năm 2014. Để thực hiện những mục tiêu chiến lược đã đề ra trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ rất cần sự ủng hộ của các đồng minh trên nhiều phương diện. Do vậy,'đích ngắm' khác của Tổng thống Ô-ba-ma trong chuyến thăm lần này còn là nhằm thuyết phục đồng minh trong và ngoài NATO ủng hộ cả về tài chính và quân sự, phục vụ các mục tiêu của Oa-sinh-tơn khi hội nghị cấp cao NATO bàn các vấn đề chính trị, quân sự của khối này sau thời điểm 2014 sắp khai màn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()