Tối qua 17-3, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị, Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm Ngày Điện ảnh năm 2012 và trao thưởng Cánh diều dành cho tác phẩm và người làm phim xuất sắc năm 2011.Đến dự, có đại diện Ban Tuyên giáo T.Ư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội văn học và nghệ thuật Việt Nam; đại diện các cơ quan hữu quan cùng đông đảo các thế hệ nghệ sĩ, những người làm công tác điện ảnh trong cả nước. Lễ kỷ niệm được mở đầu bằng phần tôn vinh NSND Bùi Đình Hạc và NSND Đặng Nhật Minh vì những cống hiến cho sự phát triển của điện ảnh nước nhà.Dự giải năm nay có 137 tác phẩm thuộc sáu thể loại, gồm: phim điện ảnh, phim truyện truyền hình, phim ngắn, phim hoạt hình, phim tài liệu (phim tài liệu điện ảnh và phim tài liệu truyền hình), phim khoa học và bốn công trình nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh.Bộ phim Mùi cỏ cháy của Công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam đã vượt...
Tối qua 17-3, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị, Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm Ngày Điện ảnh năm 2012 và trao thưởng Cánh diều dành cho tác phẩm và người làm phim xuất sắc năm 2011.
Đến dự, có đại diện Ban Tuyên giáo T.Ư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội văn học và nghệ thuật Việt Nam; đại diện các cơ quan hữu quan cùng đông đảo các thế hệ nghệ sĩ, những người làm công tác điện ảnh trong cả nước. Lễ kỷ niệm được mở đầu bằng phần tôn vinh NSND Bùi Đình Hạc và NSND Đặng Nhật Minh vì những cống hiến cho sự phát triển của điện ảnh nước nhà.
Dự giải năm nay có 137 tác phẩm thuộc sáu thể loại, gồm: phim điện ảnh, phim truyện truyền hình, phim ngắn, phim hoạt hình, phim tài liệu (phim tài liệu điện ảnh và phim tài liệu truyền hình), phim khoa học và bốn công trình nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh.
Bộ phim Mùi cỏ cháy của Công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam đã vượt qua 11 tác phẩm khác để giành giải Cánh diều Vàng cùng các giải quay phim, biên kịch xuất sắc hạng mục phim truyện điện ảnh. Tác phẩm này còn nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng dành cho phim về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang. Cũng ở thể loại này, Ban Giám khảo còn trao các giải cá nhân gồm: đạo diễn xuất sắc Charlie Nguyễn (phim Long ruồi); thiết kế mỹ thuật xuất sắc Mã Phi Hải (phim Lời nguyền huyết ngải); nam diễn viên chính xuất sắc Thái Hòa (phim Long ruồi); nữ diễn viên chính xuất sắc Quỳnh Hoa (phim Sài Gòn Yo); nam diễn viên phụ xuất sắc Hiếu Hiền (phim Hot boy nổi loạn); nữ diễn viên phụ xuất sắc Tinna Tình (phim Long ruồi).
Dưới đây là danh sách các tác phẩm đoạt giải cao nhất thuộc các thể loại dự thi năm nay:
Phim khoa học: Động đất sóng thần – thảm họa khôn lường của Nguyễn Như Vũ (Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư); phim tài liệu điện ảnh (không có giải Vàng), giải Bạc thuộc về phim Sóng nhà Giàn của Phạm Huyên (Điện ảnh Quân đội); phim tài liệu truyền hình Tiếng vọng 50 năm của Trần Văn Trạng (Trung tâm THVN tại Cần Thơ); phim hoạt hình Đôi bạn của Phạm Hồng Sơn (Hãng phim Hoạt hình Việt Nam); phim ngắn 16g30 của Trần Dũng Thanh Huy (Trường đại học Sân khấu – Điện ảnh TP Hồ Chí Minh); phim truyện truyền hình (không có giải Vàng), hai giải Cánh diều Bạc thuộc về phim Công nghệ thời trang và Những đứa con Biệt động Sài Gòn; giải báo chí phê bình điện ảnh trao cho phim Hot boy nổi loạn.
Để kỷ niệm Ngày Điện ảnh năm nay, trước đó, tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, các công ty chiếu bóng và trung tâm điện ảnh địa phương đã trình chiếu miễn phí một số phim truyện nhựa, phim tài liệu phục vụ đông đảo người xem cả nước. Nhân dịp này, Hội Điện ảnh đã tổ chức cuộc hội thảo Một thập kỷ điện ảnh Việt Nam – Nhìn nhận và đánh giá nhằm tìm ra giải pháp phát triển ngành điện ảnh nước nhà trong thời gian tới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()